Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đau đáu với nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch
Hẹn gặp chúng tôi trong ki-ốt nhỏ tại số 199 Phùng Hưng (Hà Đông, Hà Nội), nơi ông đang bày bán những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của mình. Với dáng người thấp, đậm, đôi mắt sáng, mái tóc điểm phong sương, cựu nhà báo Hồng Chuyên (tên thật là Nguyễn Văn Cường), hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ tiếp chúng tôi như tiếp những người đồng nghiệp.
“Năm lớp 7 khi cô giáo tiếng Anh hỏi: “Sau này em sẽ làm nghề gì”? Tôi trả lời- “Lớn lên em sẽ làm nông dân”. Không ngờ điều đó vận vào mình”, cựu nhà báo Hồng Chuyên mở đầu câu chuyện.
Ông Nguyễn Văn Cường những ngày còn làm báo với bút danh Hồng Chuyên trong một chuyến công tác ở Trường Sa. (Ảnh nhân vật cung cấp).
Cơ duyên đến với ông Nguyễn Văn Cường hết đỗi bình thường. Xuất thân trong gia đình thuần nông, được tiếp xúc với cây lúa, hạt thóc, hạt ngô, con lợn, con gà từ thuở nhỏ. Được gia đình tạo điều kiện ăn học đầy đủ, tốt nghiệp các cấp, Nguyễn Văn Cường “ra đời” và tạo được “danh tiếng” với nghề báo bằng những bài viết về thời sự, pháp luật gai góc, đặc biệt bạn đọc và đồng nghiệp dễ dàng nhận ra ông gắn với những bài viết về biển đảo.
Tác phẩm của ông đã góp phần đưa thông tin về pháp lý chủ quyền của Việt Nam đến với nhiều người. Bên cạnh đó, ông còn là người sáng lập nhóm “Hậu phương người lính biển” với những hoạt động thiết thực, hỗ trợ, động viên người lính biển.
Năm 2015, khi chuyển nhà từ “phố” xuống khu vực Yên Nghĩa (Hà Đông) – gần sông Đáy, và đi thực tế nhiều nơi ông bắt gặp cảnh tượng người dân dùng nước sông đen ngòm tưới rau, phun thuốc diệt cỏ... nhưng vẫn cắm biển “rau an toàn”. Từ đây ông Cường bắt đầu suy nghĩ và quyết tâm bắt đầu vào làm rau sạch đúng nghĩa để giúp người nông dân thoát khỏi "những lối mòn". “Làm nông nghiệp hữu cơ là quyết tâm của tôi thời điểm đó. Nông nghiệp hữu cơ không chỉ mang lại nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe mà còn bảo đảm môi trường trong lành hơn”, ông nói.
Chân ướt, chân ráo bắt đầu vào làm nông nghiệp hữu cơ ông đã đi thực tế rất nhiều về nông nghiệp. Rồi tự tay thử nghiệm các biện pháp nông nghiệp hữu cơ trên chính thửa ruộng của mình. Theo ông chia sẻ: để tìm được nguồn nông nghiệp sạch thời điểm đó là vô cùng khó khăn, nhiều ngày tháng ông lăn lộn ở khắp các vùng miền, thăm các mô hình nuôi trồng, cuối cùng ông cũng tìm được nơi người ta nuôi lợn dân dã bằng cám, bã bia và rau không hề có thuốc tăng trọng.
Ông Nguyễn Văn Cường (ngoài cùng bên trái) trong chuyến đi thử nghiệm hệ sinh thái hữu cơ trên Quần đảo Trường Sa. (Ảnh: Viện nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ).
Với quan niệm phải làm việc có tâm, ông bắt đầu công cuộc làm nông nghiệp sạch của mình bằng việc kêu gọi người thân, bạn bè sử dụng các sản phẩm nông nghiệp sạch. Mỗi lần cung cấp thịt lợn dân dã cho bạn bè, ông đã phải thức trắng cả đêm để ghi nhận và quan sát toàn bộ quá trình giết mổ, chia sẻ trên mạng xã hội như Facebook, Zalo cho bạn bè cùng xem. Ông muốn tận mắt chứng kiến toàn bộ quá trình, sau đó ông tận tay đem trao từng gói thịt lợn còn ấm nóng đến tay người thân và bạn bè của mình. Để họ thấy được và trân trọng những sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ.
“Tôi tự nhận thấy rằng câu chuyện về nông nghiệp hữu cơ không đơn giản chỉ là chăn nuôi, trồng trọt hay là "con cá, lá rau" mà ẩn sau đó là cả một triết lý sống: Ta cần phải sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên cũng như các mối quan hệ xung quanh chúng ta”, ông Cường nhấn mạnh.
Đặc biệt, trong một lần gặp lại một người bạn du học ở Nhật Bản về, câu chuyện kéo dài cả một buổi chiều chỉ về… con giun (giun quế). Sau đó, ông nhận thấy chính con giun sẽ là chìa khóa của nông nghiệp hữu cơ, chìa khóa của nông nghiệp sạch. Ông bắt đầu nuôi giun và bắt đầu những ý tưởng của mình với nông nghiệp hữu cơ.
Là một người “nặng tình” với biển đảo từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và quãng đời làm báo của mình, ông cùng các nhà khoa học gồm Tiến sĩ Sinh hóa Phạm Văn Quang, Tiến sĩ Y học Lê Phi Diệt, Kỹ sư Nông nghiệp Phạm Thanh… thành lập Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ, thuộc Liên hiệp Các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, với một ước mơ thử nghiệm hệ sinh thái hữu cơ tại quần đảo Trường Sa.
Sau nhiều nghiên cứu thành công, giữ đúng cam kết, từ ngày 14/5/2018 đến ngày 21/6/2018, ông đã dẫn đầu đoàn công tác của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ mang theo 10 tấn phân giun quế, 1.000 gói phân hữu cơ sinh học nano, 15 tháp rau, 1.000 bầu cỏ Vetiver và các loại vi sinh vật sống kèm theo ra quần đảo Trường Sa để thử nghiệm hệ sinh thái hữu cơ tại nơi đây. Mặc dù điều kiện thời tiết tại quần đảo Trường Sa rất khắc nghiệt nhưng với nguyên lý Nông nghiệp hữu cơ, bước đầu đã có những tín hiệu khả quan.
Biến “dược liệu quý tộc” thành thức ăn cho mọi nhà
Câu chuyện của chúng tôi thỉnh thoảng bị gián đoạn bởi nhiều người gọi điện đến nhờ cựu nhà báo tư vấn và đặt hàng một loại “dược liệu quý tộc”. Theo ông, đây không phải là loại dược liệu gì xa lạ với mọi người. Đó chính là Đông trùng Hạ thảo (ĐTHT).
Nhận thấy, thị trường ĐTHT đang phát triển "tù mù" cũng có "rau sạch, rau bẩn" và hàm lượng dưỡng chất rất khác nhau, ông đã bắt tay vào tìm hiểu và suy nghĩ nuôi cấy ĐTHT với mong muốn biến "dược liệu quý tộc" trở thành thức ăn cho mọi nhà.
Cơ duyên đến với việc “nuôi trồng” ĐTHT của ông Cường cũng rất bình thường. Nhận thấy, thị trường ĐTHT đang phát triển "tù mù" cũng có "rau sạch, rau bẩn" và hàm lượng dưỡng chất rất khác nhau, ông đã bắt tay vào tìm hiểu và suy nghĩ nuôi cấy ĐTHT lóe lên trong đầu ông.
Tính đến nay, nếu tìm từ khóa Cordyceps Militaris thì có tới hơn 2.000 đề tài khoa học các loại, đa phần chứng minh các tác dụng toàn diện của dược liệu này, từ phòng chống ung thư, điều hòa đường huyết, huyết áp, giảm tác hại của viêm gan B, tiểu đường, HIV… đến chống mệt mỏi, kháng virus… |
"ĐTHT quý giá và có tác dụng to lớn như thế nào đối với sức khỏe hẳn mọi người không còn lạ lẫm. Nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được loại dược phẩm thượng hạng này vì giá cả trên trời của nó. 1kg ĐTHT tự nhiên có giá khoảng từ 1 đến 2,3 tỷ đồng. Với giá này hẳn chỉ có các “đại gia” mới đủ điều kiện để sử dụng.
Trong lòng tôi luôn mong muốn mọi người dân đều có thể được sử dụng loại dược liệu này để cải thiện và nâng cao sức khỏe. Qua nhiều lần, cuối cùng ông tìm được kho tư liệu về ĐTHT nuôi cấy- Cordyceps Militaris", ong bày tỏ.
Điều khiến ông rất bất ngờ, bằng kết quả nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học đã có thể đưa sản phẩm quý hiếm chỉ có trong tự nhiên như ĐTHT về nhân cấy trong phòng thí nghiệm. Và càng bất ngờ hơn, hàm lượng chất có tác dụng tốt như Adenosine và Cordycepin có trong ĐTHT nuôi cấy cao hơn hẳn loại ĐTHT có trong tự nhiên.
Đặc biệt, khi bắt tay vào việc nuôi trồng ĐTHT, ông may mắn tìm được người đồng hành với mình là Tiến sĩ Hoàng Văn An được đào tạo Tiến sĩ tại Hàn Quốc chuyên ngành về Sâm và ĐTHT và nhiều chuyên gia khác.
Tuy nhiên, khởi đầu mọi việc chưa bao giờ là dễ dàng. Trải qua nhiều thí nghiệm với việc nuôi cấy các giống ĐTHT thất bại với nhiều kết quả khác nhau, cuối cùng thành công cũng đã mỉm cười với những con người không ngại khó khăn, gian khổ.
Ông và nhóm các nhà khoa học của mình đã chọn được giống nấm ĐTHT có nguồn gốc Hàn Quốc và Nhật Bản có khả năng ứng dụng cao nhất với hàm lượng Cordycepin cao. Mang tinh thần nông nghiệp hữu cơ, dù nuôi trong điều kiện “mô phỏng”, phòng thí nghiệm, nhưng phương pháp nuôi gần gũi với tự nhiên nhất. Cũng từ đây, thương hiệu ĐTHT TASHI ra đời.
Thấy chúng tôi thắc mắc: “không hiểu vì sao lại lấy tên là Tashi?”. Ông lý giải: “ĐTHT có nguồn gốc từ Tây Tạng, mà Tashi theo tiếng Tây Tạng có nghĩa là sự may mắn, hạnh phúc. Theo đó, không chỉ muốn mang đến cho người dùng sản phẩm uy tín và chất lượng. Viện nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ còn mong muốn những điều may mắn, hạnh phúc sẽ đến với mọi người”.
Sản phẩm Đông trùng Hạ thảo của Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ.
“ĐTHT là sự kết hợp có một không hai trong thế giới tự nhiên, sự kết hợp kì lạ giữa loài sâu và loài nấm. ĐTHT là một trong những điều tuyệt vời nhất mà mẹ thiên nhiên đem lại cho chúng ta. Và ĐTHT Tashi cũng là một trong những điều tuyệt vời mà Viện Nghiên cứu Nông nghiệp hữu cơ muốn gửi gắm đến tất cả mọi người”, ông Cường nói thêm.
Trong thời gian ngắn, với kinh nghiệm của mình, ông Nguyễn Văn Cường và các chuyên gia nghiên cứu của mình đã đưa ĐTHT Tashi chinh phục được một lượng lớn khách khó tính với vai trò là một món ăn có lợi cho sức khỏe.
Người dân sẽ được uống nước ĐTHT Tashi miễn phí Trước khi chào tạm biệt cựu nhà báo Hồng Chuyên – Nguyễn Văn Cường ra về, ông nhắn: “Sắp tới tôi sẽ dành một lượng Đông trùng Hạ thảo để pha nước vào bình đặt trước ki-ốt của mình để người dân, đặc biệt là người lao động nghèo và những bệnh nhân xung quanh khu vực các bệnh viện trên địa bàn được uống miễn phí. Đây cũng là điều trăn trở của tôi bấy lâu nay”. |
Vui lòng nhập nội dung bình luận.