Cây gỗ quý khủng dưới lòng suối, đào 4 ngày mới đưa được lên bờ
Anh Hạnh và anh Chung đã thuê thợ và máy đào đến khu vực trên để đào cây gỗ lên. Sau 4 ngày làm việc liên tục, cây gỗ đã được trục vớt đưa lên từ độ sâu hơn 2m.
Mới đây có 2 người dân trên địa bàn huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh trong khi đi mò ốc đã phát hiện được một khối gỗ lớn nằm sâu dưới lòng suối. Phải mất 4 ngày thuê máy xúc liên tục đào mới đưa được khối gỗ lên bờ. Cơ quan chức năng vẫn đang cử người canh gác và tìm hướng giải quyết.
Theo đó, vào khoảng 21h ngày 21/7/2019, anh Nguyễn Đức Chung (SN 1984, ở thôn 9) và anh Trần Đức Hạnh (SN 1977, ở thôn 8) cùng trú xã Sơn Hồng, đi bắt ốc trên khúc suối thuộc địa bàn thôn 1 cùng xã. Trong lúc mò ốc, hai người vấp phải một cành cây lớn. Nghi là nhánh của một thân cây cổ thụ nên lặn xuống xem thì phát hiện một cây gỗ dài nằm sâu phía dưới lòng suối.
Sau khi phát hiện, hai anh đã thuê một nhóm thợ cùng máy đào đến hiện trường. Ròng rã suốt 4 ngày liên tục đào bới ở độ sâu khoảng hơn 3m, nhóm thợ đã kéo lên được một cây gỗ dài khoảng 15m, đường kính 80cm, toàn thân có màu nâu đen lên bờ. Nhiều người dân có kinh nghiệm về cây gỗ cho rằng đây là cây gỗ lim xanh khoảng 100 năm tuổi.
Anh Hạnh chia sẻ, gia đình đang nợ nần hàng trăm triệu, vợ lại đau ốm nuôi 3 đứa con nên khi mò được khối gỗ vợ chồng mừng rơi nước mắt. Tuy nhiên, khối gỗ vừa được đưa lên bờ lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương đã lập biên bản, yêu cầu giữ nguyên hiện trạng để báo cáo các cấp có thẩm quyền tìm phương án xử lý.
Ông Hoàng Quốc Huấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh cho biết, cây gỗ này do người dân trục vớt được, theo quy định thì vẫn là tài sản của toàn dân, giống như một dạng tài nguyên. Đã là sở hữu toàn dân thì trách nhiệm thuộc Sở Tài chính chủ trì xử lý.
Chặt củi nhặt được đá đỏ tiền tỷ
Viên đá đỏ do anh Quảng nhặt được trên đồi Cỏ May, bán được hơn 1 tỷ đồng.
Trong quá trình đào ao thả cá và đi chặt củi đốt than, 2 người dân địa phương đã may mắn nhặt được 2 viên hồng ngọc tại thủ phủ đá đỏ xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An và bán được hơn 4 tỷ đồng.
Người may mắn nhặt được một viên đá đỏ (hay còn gọi hồng ngọc) đó là anh Ngô Trí Quảng (SN 1974), trú tại bản Quỳnh 2, xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
Theo đó, vào trưa 1/9/2017, vợ chồng anh Quảng lên đồi Cỏ May (cách nhà khoảng 1km) để chặt củi về bán cho những người đốt than. Trong lúc vác củi chất lên xe, không may bị trượt chân ngã xuống đất thì anh chợt thấy một ánh sáng màu đỏ lấp lánh dưới gốc cây keo tràm. Nhặt lên xem, anh Quảng không tin vào mắt mình khi phát hiện đó là một viên hồng ngọc. Đêm hôm đó, cả gia đình anh Quảng phải thức trắng để canh viên đá và tiếp đón những thương lái tìm đến xem "hàng".
Thương lái trả 200 triệu, rồi đến 700 triệu và cuối cùng là 1 tỷ đồng. Không thể định giá được viên đá đỏ, nhưng thấy số tiền 1 tỷ quá lớn và muốn tránh phiền toái nên anh Quảng bán cho bà H. (một người chuyên buôn bán đá đỏ ở địa phương).
Sau khi nhặt được "lộc trời", vợ chồng anh Quảng dùng số tiền bán đá đỏ để xây nhà, mua sắm vật dụng trong gia đình và nuôi các con ăn học.
Theo thông tin của người dân địa phương cung cấp, trước anh Quảng, khoảng giữa năm 2016, gia đình bà H. (bà H. chính là người mua lại viên đá đỏ của anh Quảng với giá hơn 1 tỷ đồng) cùng với một số người dân địa phương, trong lúc đào ao trên một quả đồi gần nhà cũng đã may mắn nhặt được viên đá đỏ và bán được 3 tỷ đồng.
Lãnh đạo Công an xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu xác nhận thông tin ông Quảng, bà H. nhặt được đá đỏ và bán với giá hơn 4 tỷ như dư luận đồn đoán là đúng sự thật. Cũng theo ông Hoài, việc những người dân trên nhặt được đá đỏ là hoàn toàn do vận may trong quá trình lao động, sản xuất chứ không phải khai thác trái phép.
Nghe tin có người đào được đá quý bán hơn 3 tỷ, dân kéo nhau lên núi đào bới
Ngày 8/7, liên quan đến vụ người dân đổ xô lên núi ở huyện huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái) để tìm đá quý nhiều ngày qua, một lãnh đạo UBND huyện Lục Yên cho biết câu chuyện người dân bán viên đá quý được tiền tỉ là có thật.
Theo ông Nam, một người dân trên địa bàn huyện Lục yên đã bán được viên đá xanh với giá khoảng 3,8 tỉ đồng cho một người chuyên buôn đá quý. "Vì là viên đá to nên không biết bên trong thế nào, khi mang về cắt, xẻ ra thì giá trị của viên đá này cũng không được như vậy, bán mấy trăm triệu cũng không ai mua được. Đúng là người đào bán thì được tiền thật, nhưng người mua lại mất tiền tỉ vì mua viên đá không đúng giá trị thực tế" - ông Nam cho hay.
Hình ảnh hàng trăm người dân đổ xô lên núi để tìm đá quý được lan truyền trên mạng xã hội thời gian qua
"Vì là viên đá to nên không biết bên trong thế nào, khi mang về cắt, xẻ ra thì giá trị của viên đá này cũng không được như vậy, bán mấy trăm triệu cũng không ai mua được. Đúng là người đào bán thì được tiền thật, nhưng người mua lại mất tiền tỉ vì mua viên đá không đúng giá trị thực tế" - vị cán bộ này cho hay.
Cũng theo vị này, sau khi thông tin một người dân đào, tìm được viên đá quý và bán được tiền tỉ lan truyền, lập tức người dân bắt đầu đổ xô lên khu vực núi đá (bãi Bưởi, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên) để tìm kiếm đá quý. Khu vực người dân tập trung đào bới không phải là bãi mới phát lộ mà người dân đã khai thác từ lâu.
Thực tế, người dân có kiếm được một số viên đá quý, sau đó bán cho thợ buôn đá quý với giá vài trăm ngàn đồng, cá biệt thì được vài triệu đồng còn vài chục triệu, trăm triệu, tiền tỉ là chưa có. Ngoài ra, Công an huyện Lục Yên cho biết ngày 1/7, qua kiểm tra phát hiện khoảng 150 người dân đang đào bới, khai thác khoáng sản (đá quý) trái phép bằng các công cụ như cuốc, thuổng, mai...
Người dân đào bới chủ yếu ở các khe đá, gốc cây to, các hố sâu và không có trang bị bảo hộ, rất nguy hiểm đến tính mạng khi có sạt lở xảy ra. Ngay sau đó, UBND huyện Lục Yên đã phải thành lập tổ công tác liên ngành triển khai 3 chốt chặn, nhằm ngăn không để người dân lên núi đào bới đá quý trái phép, đồng thời huyện cũng cử lực lượng lên khu vực núi đá, tuyên truyền, vận động người dân xuống núi.
Đào được tượng vàng, người đàn ông suýt mạt vận
Ông Nguyễn Văn Kình.
21 năm trôi qua, ông Nguyễn Văn Kình (SN 1953, trú tại làng Phú Long, xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) vẫn chưa thể quên niềm hạnh phúc ngập tràn khi đào được bức tượng bằng vàng nguyên khối. Nhưng ông không ngờ chính may mắn ấy lại đẩy ông vướng vào lao lý.
Năm 1998, một hôm đi ăn cưới họ hàng, con trai ông Kình mượn được máy rà phế liệu, liền mang ra ngoài khu đồi sau nhà nghịch ngợm, thấy máy phát tín hiệu, hai cha con đào thử thì phát hiện một hũ bạc và một bức tượng hình đầu người bằng vàng.
Thông tin về bức tượng vàng cổ quý hiếm lan nhanh khiến dân buôn cổ vật đổ xô về tìm ông Kình. Qua những cuộc thương lượng, giá bức tượng vàng được nâng lên theo cấp số nhân, từ 15 cây vàng lên đến 30 cây vàng, rồi 60 cây càng…
Ông Kình chấp nhận bán pho tượng cho nhóm đầu nậu của ông Nguyễn Đăng T. và Nguyễn Đình B. (cùng SN 1957, trú quận Hải Châu , TP. Đà Nẵng) với giá 68 cây vàng. Sau đó pho tượng đã được nhóm buôn đồ cổ bán sang tay với giá 220 cây vàng.
Sau khi bán tượng, ông Kình bị cơ quan công an tỉnh Quảng Nam tạm giữ để điều tra vụ buôn bán trái phép bảo vật quốc gia. Do thành khẩn khai báo nên ông Kình được tại ngoại sau 1 tháng 3 ngày tạm giam vì tội “Chiếm giữ trái phép tài sản XHCN và buôn bán hàng cấm”. Các bị cáo còn lại bị Tòa nhân dân tỉnh Quảng Nam bị xử với các mức án từ 3 đến 5 năm tù về tội “Buôn hàng cấm”.
Hiện nay, bức tượng vàng đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Quảng Nam.
Anh Chung và anh Hạnh dùng cưa tay, lặn xuống đáy sâu khoảng hơn 2m để cắt cành cây lên trước. Mỗi lần lặn chỉ được...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.