Clip bắt gái bán dâm: Bắt mại dâm không được quay phim?

Chủ nhật, ngày 21/11/2010 13:19 PM (GMT+7)
Dân Việt - Vấn đề công an có được quyền quay phim chụp ảnh trong các vụ bắt giữ mại dâm hay không đang gây ra ý kiến nhiều chiều trong chính lực lượng thực thi công vụ.
Bình luận 0

Trung úy 27 tuổi Hoàng Hà Long, cán bộ Đội cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH công an thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh được xác nhận chính là người cầm điện thoại miệng quát nạt các cô gái mại dâm: "Con này, đứng lên, giang tay ra tao chụp kiểu ảnh" trong clip bắt gái bán dâm phát tán trên mạng gây xôn xao dư luận.

img
Một cảnh trong clip bị tung lên mạng

Cũng chính ông Long sau đó đã copy đoạn clip từ máy của ông Hoàn vào ngày 15-11, ngay trước thời điểm đoạn clip "bắt gái bán dâm" được tung lên mạng.

Cũng từ vụ việc clip này, vấn đề công an có được quyền quay phim chụp ảnh trong các vụ bắt giữ mại dâm hay không đang gây ra ý kiến nhiều chiều trong chính lực lượng thực thi công vụ.

Thượng tá Nguyễn Quốc Tiến, Trưởng Công an thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh cho rằng: "Về nguyên tắc, khi bắt quả tang mại dâm thì không được quay phim". Và dù "Có thể tâm lý cán bộ chiến sĩ muốn ghi lại làm bằng chứng để đấu tranh với đối tượng môi giới" nhưng việc "Tự ý quay là vi phạm".

img Việc bắt giữ mua bán dâm là vấn đề tế nhị nên nếu bắt quả tang cần cho mặc quần áo vào rồi mới lập biên bản. Việc chụp ảnh, quay phim họ trong tình trạng như vậy là không được phép. img

Ông Nguyễn Văn Minh - Cục trưởng Cục Phòng chống TNXH, Bộ LĐ-TB&XH

Tuy nhiên, Phó Thanh tra Bộ Công an Nguyễn Duy Hòa lại cho rằng: "Về nguyên tắc, trong quá trình làm việc, công an được phép thu thập tài liệu, chứng cứ". Ông Hòa cho rằng chỉ "Không được phép công khai các chứng cứ này bởi đó là "tài liệu mật". Ai tung lên mạng, người đó phải chịu trách nhiệm".

Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ông Nguyễn Văn Minh có quan điểm thẳng thắn: "Việc bắt giữ mua bán dâm là vấn đề tế nhị nên nếu bắt quả tang cần cho mặc quần áo vào rồi mới lập biên bản. Việc chụp ảnh, quay phim họ trong tình trạng như vậy là không được phép".

Như vậy chỉ với một hành vi là quay phim chụp ảnh đối tượng, đã có hai luồng quan điểm khác nhau giữa ngành công an và ngành LĐ-TB&XH, thậm chí ngay trong ngành công an, cũng lại có hai quan điểm trái ngược nhau.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem