Clip: Toàn bộ phát biểu của Tổng thống Trump, Chủ tịch Tập Cận Bình
Clip: Toàn bộ phát biểu của Tổng thống Trump, Chủ tịch Tập Cận Bình
Đình Dương
Thứ sáu, ngày 10/11/2017 14:28 PM (GMT+7)
Lãnh đạo nền kinh tế hàng đầu thế giới - Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh đạo nền kinh tế đứng thứ hai thế giới - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - đã có những bài phát biểu quan trọng ngay sau khi tới Đà Nẵng tham dự Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC Vietnam 2017 chiều nay.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Đà Nẵng lúc trưa nay để dự Hội nghị APEC 2017
Ngay sau đó, chuyên cơ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đáp xuống sân bay Đà Nẵng, Việt Nam.
Tổng thống Donald Trump nhắc tới khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Phát biểu tại APEC ở Đà Nẵng, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ luôn đặt nước Mỹ lên trước và mong muốn thương mại cân bằng giữa các nước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump bước vào khán phòng, bắt đầu bài phát biểu. Ông nêu lại các điểm dừng chân đã qua trong chuyến công du châu Á trước khi đến Việt Nam, như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Ông Trump nói: "Tôi muốn đề cập đến những người bị ảnh hưởng bởi bão Damrey. Người dân Mỹ đang cầu nguyện cho các bạn và mong các bạn khôi phục trong những tháng tiếp theo. Trái tim chúng tôi hướng về những người dân Việt Nam chịu ảnh hưởng của cơn bão khủng khiếp này".
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu tại Hội nghị APEC 2017 tổ chức tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn)
Mỹ cũng như mỗi quốc gia ở đây đều hướng đến việc bảo vệ chủ quyền. Chúng ta hiểu rằng không có gì quý hơn độc lập chủ quyền.
Nhận thức đó đã đưa đường chỉ lối cho chúng tôi trong suốt lịch sử Mỹ, là nguồn động lực để chúng tôi cống hiến và phát triển.
Và đó là lý do vì sao ngày nay, sau hàng trăm năm chiến thắng trong cuộc Cách mạng Mỹ, chúng tôi vẫn khắc ghi những lời nói của những người lập quốc. Như tổng thống thứ 2 trong lịch sử Mỹ John Adams nói …. “Independence forever”. Điều đó có ý nghĩa đối với mọi quốc gia.
Đất nước Việt Nam cũng có cùng tư tưởng đó, không phải chỉ trong 200 năm mà gần 2.000 năm. Khoảng năm 40 sau công nguyên, khi Hai Bà Trưng khơi dậy tinh thần của những người dân đất nước này. Đó là lần đầu tiên dân tộc Việt Nam đứng lên vì nền độc lập và niềm tự hào dân tộc của các bạn. Ngày nay những anh hùng ấy và câu chuyện ấy vẫn là lời nhắc nhở về lịch sử, là câu trả lời cho câu hỏi lớn về tương lai của chúng ta. Điều đó nhắc nhở tôi rằng: Chúng ta là ai, chúng ta cần phải làm gì. Cùng với nhau, chúng ta có sức mạnh để cùng nhau phát triển…
Đừng quên rằng thế giới vẫn còn rất nhiều nơi, với nhiều giấc mơ, nhưng không nơi nào quý giá như nhà mình. Hãy bảo vệ đất nước của các bạn, vì gia đình và đất nước bạn.
Tổng thống Mỹ nói với 2.000 doanh nhân APEC, rằng ông đề nghị họ cũng như vậy: Hãy đặt nước các bạn lên hàng đầu.
Tôi sẽ có thỏa thuận song phương với bất cứ nước nào ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương nhưng họ phải bảo đảm tuân thủ thương mại công bằng.
Chúng ta sẽ giao thương trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và vì lợi ích chung. Chúng tôi sẽ tôn trọng sự độc lập và chủ quyền các nước. Đó là cách chúng ta sẽ cùng nhau lớn mạnh.
Nếu giấc mơ Ấn Độ - Thái Bình Dương trở thành hiện thực. Chúng ta phải đảm bảo mọi thứ dựa trên pháp quyền.
Chủ tịch Tập Cận BÌnh: Chúng ta phải đi cùng nhau
Ngay sau bài phát biểu của lãnh đạo nền kinh tế Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump, Chủ tịch Tập Cận Bình - lãnh đạo nền kinh tế đứng thứ hai thế giới Trung Quốc - đã có bài phát biểu quan trọng và khá dài, tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC Vietnam 2017 chiều nay.
Theo ông Tập, thế giới đang chứng kiến nhiều thay đổi sâu sắc trong quản trị kinh tế toàn cầu. Môi trường kinh tế thay đổi, mô hình quản trị kinh tế toàn cầu cần thay đổi tương ứng.
"Chúng ta cần thượng tôn chủ nghĩa đa phương, cùng theo đuổi phát triển chung, thông qua xây dựng, phát triển các mối quan hệ đối tác, xây dựng cộng đồng chung vì tương lai loài người", ông Tập nói.
Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị APEC 2017. (Ảnh: zing.vn)
Ông nhấn mạnh: “Chúng ta phải khiến cho quá trình toàn cầu hoá mở cửa hơn, bao trùm hơn và cân bằng hơn để mang lại lợi ích cho các quốc gia khác nhau và người dân khác nhau. Phải chủ động phân chia trong phân chia lao động toàn cầu, phải ủng hộ hệ thống thương mại đa biên và chủ nghĩa khu vực mở, việc xây dựng một khu vực thương mại tự do”.
Chủ tịch Trung Quốc nói với khán giả tại Hội nghị: Chúng ta cần theo cơ chế đa phương, xây dựng một cộng đồng chung vì loại người. Đây là việc phải làm trong tương lai.
"Một hệ thống hợp tác khu vực đảm bảo qúa trình tham vấn giữ các nước cũng như xây dựng một khu vực châu Á Thái Bình Dương mở cửa, tự do, tạo điều kiện cho thương mại tự do”, ông nói.
Ông Tập Cận Bình Đồng nhấn mạnh: “Chúng ta phải khiến cho quá trình toàn cầu hoá mở cửa hơn, bao trùm hơn và cân bằng hơn để mang lại lợi ích cho các quốc gia khác nhau và người dân khác nhau. Phải chủ động trong phân chia lao động toàn cầu, phải ủng hộ hệ thống thương mại đa biên và chủ nghĩa khu vực mở, việc xây dựng một khu vực thương mại tự do”.
"Chúng ta phải đi cùng nhau, hay đi những con đường riêng?", ông Tập Cận bình nêu câu hỏi và đáp luôn: Câu trả lời của chúng ta là chúng ta phải đi cùng nhau.
Ông lý giải: Các nền kinh tế APEC, từ những kinh nghiệm cũ, biết rằng chúng ta nên thúc đẩy đầu tư, phát triển, nên tạo ra những sự tự do hóa rộng mở hơn, bao trùm hơn dể mang lại tất cả lợi ích cho mọi nước, mọi nhóm người.
Chúng ta phải ủng hộ thương mại đa phương, tự do thương mại ở châu Á - Thái Bình Dương. Việc mở ra một khu vừa FTA của châu Á - Thái Bình Dương là ước mơ lâu dài. Hơn nữa, khu vực phải theo đuổi sáng tạo và tăng trưởng mới.
Chúng ta nên ủng hộ cải cách cấu trúc và thể chế theo hướng sáng tạo hơn tạo động lực cho thị trường. Chúng ta cần phải gắn kết sâu hơn với Internet và nên kinh tế số.
Ông cũng nói về sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Sáng kiến này có nguồn gốc từ lịch sử nhưng lại hướng tới tương lai, dù bắt nguồn từ các quốc gia châu Á nhưng lai mở cửa với tất cả các nước.
“Tôi tin rằng sáng kiến này sẽ mở ra một khu vực hợp tác năng động hơn”, ông nói. Ông nhấn mạnh cần phải phát triển kinh tế mang tính bao trùm hơn.
“Trong những năm gần đây chúng ta đã thử nghiệm nhiều giải pháp để đẩy mạnh kinh tế bao trùm và đã nhận được sự ủng hộ về điều này. Cần phải tăng cường sự kết nối, để cho sự bao trùm trở thành một phần của chính sách phát triển và hoàn thành thể chế, hệ thống để đẩy mạnh năng suất và sự công bằng”, ông cho biết.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.