Cô gái có hình xăm đáng sợ và câu chuyện bi kịch phía sau

Thứ ba, ngày 11/06/2019 12:33 PM (GMT+7)
Chứng kiến cảnh cả gia đình bị thảm sát, bị bắt cóc và trở thành một thành viên bất đắc dĩ của những thổ dân da đỏ, câu chuyện của cô bé Olive Ann Oatman đã nổi tiếng khắp nước Mỹ cho tới tận bây giờ.
Bình luận 0

Mùa hè năm 1849, cô bé Olive Ann Oatman khi ấy mới 11 tuổi. Bố cô, Royse Oatman, một nông dân và chủ cửa hàng ở New York quyết định đưa vợ, 4 con gái và 3 con trai tới Lãnh thổ New Mexico (nay là bang Arizona, Mỹ). Royse Oatman không thể biết được điều khủng khiếp và bi thảm sẽ xảy ra với gia đình mình. Vì vậy, với ý định mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho cả nhà, ông cùng gia đình đã gia nhập vào nhóm kiều dân Brewsterite Mormons dự định định cư ở khu vực Yuma.

Khoảng 50 người đi khai hoang, trong đó có cả gia đình ông Royse đã tập trung tại Independence, bang Missouri vào mùa xuân năm 1850. Họ đã tổ chức một đoàn xe ngựa dưới sự lãnh đạo của James Brewster. Vào ngày 10/8, đám kiều dân này bắt đầu cuộc hành trình đầy nguy hiểm của họ xuống Santa Fe Trail.

img

Cô gái Olive Ann Oatman với hình xăm trên mặt.

Không bao lâu sau, sự bất đồng chính kiến khiến đám người hiểu lầm nhau, dẫn tới xung đột và chia rẽ. 8 chiếc xe ngựa trong số đó đi theo tuyến đường Rio Grande-Gila và Royse Oatman ở vị trí lãnh đạo. Với sự thay đổi mục tiêu và mang quyết tâm tới California, ông Royse đã đưa nhóm của mình bước vào hành trình đầy gian nan. Họ cưỡi trên những chiếc yên ngựa cứng ngắc, đi cả ngày trời dưới trời nóng ngột ngạt và địa hình hiểm trở. Khi một vài con ngựa ngã khuỵu vì kiệt sức, đoàn người muốn dừng lại để nghỉ ngơi, ông Royse đã đốc thúc cả nhà đi tiếp vì sợ rằng đàn ngựa sẽ chết trước khi họ kịp đến California.

 Người nhà Oatman đã đi được gần một năm, tính đến ngày 18/3/1851. Gia đình họ đang di chuyển dọc sông Gila thì bị khoảng 19 thổ dân da đỏ bộ lạc Yavapai tấn công. Khi ấy, họ đã ở cách Fort Yuma gần 130km. Olive lúc này 13 tuổi đã chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng khi mẹ, bố, các anh và chị bị trói đầu vào dùi cui cho tới khi chết. Chỉ có Olive và người em gái Mary Ann, 7 tuổi được tha mạng. Người anh trai Lorenzo Oatman thì bị bỏ lại.

Olive và Mary Ann bị bắt cóc và đưa tới một trại chăn nuôi của người Yavapai. Tại đây, hai đứa trẻ bị biến thành nô lệ cho ngôi làng và thường xuyên bị đánh đập. Với cuộc sống mới, hai cô bé được kỳ vọng sẽ mang gỗ, nhóm lửa và thu thập các hạt giống cỏ cùng nhiều nhiệm vụ khác.

img

Một năm qua đi, người Yavapai đã bán hai chị em cho những người Mohave. Hai đứa trẻ được đưa đến ngôi làng trên sông Colorado, phía bắc pháo đài Bill Williams. Người Mohave sống trong những cái chòi tốt hơn so với túp lều của người Yavapai. Họ cũng đối xử với hai cô bé tốt hơn, cấp đất cho các cô trồng lúa mì, ngô và dưa. Các nhà sử học đã tìm thấy bằng chứng cho thấy hai cô gái đã khá hạnh phúc khi bị giam cầm tại đây.

Olive và Mary Ann đều được đánh dấu bằng những hình xăm màu xanh trên cằm. Đây là hình xăm mà tất cả phụ nữ Mohave đều có, nó là cách để nhận ra người ở kiếp sau. "Họ chích da thành từng hàng nhỏ đều đặn trên cằm của chúng tôi bằng một cây gậy rất sắc cho tới khi chúng tự chảy máu", Olive sau này đã viết.

Năm 1853, một trận hạn hán đã làm cho khu vực này bị tàn phá, mất mùa xảy ra khiến nhiều người Mohave đã chết đói. Mary Ann nhỏ bé quá yếu, không thể đi cùng Olive trong cuộc tìm kiếm các loại hạt, rễ cây và ngũ cốc. Sau đó, cô bé đã chết.

Trong khi ấy, người anh trai Lorenzo Oatman bị bỏ lại trong vụ thảm sát cả gia đình đã được người Maricopa Indian giải cứu. Anh được đưa trở về với những gia đình ở lại phía sau trong lúc bố mình khăng khăng đòi tới California. Họ đưa anh tới Pháo đài Yuma. Lúc này, anh bắt đầu một nỗ lực điên cuồng tìm kiếm tung tích hai cô em gái. Những nỗ lực của Lorenzo đã thành công và vào ngày 22/2/1856, chỉ huy pháo đài Yuma đã gửi Fransisco, một người Yuma biết được tung tích Olive Oatman tại thung lũng Mohave tới sắp xếp cho cô được thả ra.

img

Ngôi mộ chung của gia đình Oatman được chụp năm 2018.

Olive đã đồng hóa rất tốt với văn hóa Mohave trong suốt 4 năm chung sống, đến nỗi cô gần như quên mất tiếng Anh. Nhưng sau khi trở về miền đông sống cùng người thân tại Albany, New York và đi học, cô nhanh chóng lấy lại được tiếng mẹ đẻ của mình.

Olive đã chia sẻ câu chuyện của mình với một giáo sĩ ở California, ông Rev. Royal B. Stratton. Những trải nghiệm của cô được ông viết lại trong cuốn sách có tên "Life Among the Indians; Being an Interesting Narrative of the Captivity of the Oatman Girls" xuất bản năm 1857. Olive cũng dùng tiếng nói của mình để chia sẻ những khổ đau, có những bài giảng về quá trình bị giam cầm và phong tục của người Mỹ bản địa. Cuối cùng, cô kết hôn với John B. Fairchild vào năm 1865 và chuyển tới Sherman, Texas sống cho tới khi qua đời vào năm 1903.

Mãi cho tới sau này, hình ảnh cô gái với hình xăm trên mặt vẫn được nhiều người nhắc tới. Olive là một trong những biểu tượng của một tuổi thơ đầy đau khổ và bất hạnh.

PV (Khám phá)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem