Cỗ máy ném bom Nga vẫn khiến đối thủ run sợ

Duy Anh (Theo Sputnik) Thứ hai, ngày 30/07/2018 20:47 PM (GMT+7)
Máy bay ném bom Tu-95 đã phục vụ trong Lực lượng vũ trang Liên Xô và nay là Lực lượng vũ trang Nga được 67 năm. Tuy nhiên nó vẫn có chỗ đứng vững chắc trong kỷ nguyên luôn luôn đổi mới của những công nghệ hàng không.
Bình luận 0

img

Như tạp chí Fenghuang của Trung Quốc viết, bất chấp "tuổi đời đáng kính", chiếc máy bay hùng dũng này vẫn còn có thể dạy bài học cho những quốc gia đang có ý định xấu xa với Nga.

Những năm gần đây trong quân đội Mỹ có câu chuyện hài hước như sau: "Khi ông tôi còn lái F-4, ông tôi được cử đi bay chặn Tu-95. Khi bố tôi lái F-15, bố tôi được cử đi bay chặn Tu-95. Bây giờ tôi lái F-22 và tôi cũng đi bay chặn Tu-95".

Tạp chí Fenghuang viết, những câu chuyện hài hước kiểu này một mặt khiến người ta bật cười, nhưng mặt khác cũng buộc mọi người nhìn lại chiếc máy bay ném bom "không có tuổi", vẫn còn có chỗ đứng vững chãi trong thập kỷ công nghệ hàng không luôn luôn đổi mới.

Tạp chí của Trung Quốc ghi nhận, năm 1951 ban lãnh đạo Liên Xô đề ra nhiệm vụ chế tạo chiếc máy bay ném bom để tấn công các mục tiêu trên mặt đất của quân đội Mỹ. Đây là lý do ra đời của chiếc máy bay khổng lồ với tuốc bin cánh quạt, có khả năng vượt qua chặng đường 10 ngàn cây số, mang trên mình 12 tấn thuốc nổ.

img

Tu-95

Lúc đầu Lực lượng vũ trang của NATO hầu như không để ý tới chiếc máy bay ném bom có vẻ lạc hậu này, thậm chí còn đặt cho nó biệt hiệu "Gấu". Cho tới năm 1961, khi Tu-95 ném quả bom hydrogen, được mệnh danh là "Vua bom" (Tu 95-B chỉ tồn tại có một chiếc duy nhất, sau thử nghiệm "Vua bom" vào ngày 30 tháng 10 năm 1961, máy bay này không được sử dụng nữa). Sự kiện này gây chấn động thế giới đến nỗi Lực lượng vũ trang nhiều nước trên thế giới bắt đầu thực hiện các biện pháp nhằm đối phó với Tu-95. Chỉ cần "chú gấu Bắc cực" này xuất hiện trên rada, quân đội các nước lập tức phái máy bay đi bay chặn. Từ năm 1961 tới năm 1991, việc này xảy ra thường xuyên đến nỗi quân đội các nước khác bắt đầu quen với Tu-95 mà thậm chí còn chụp ảnh nó. 

Chiến tranh Lạnh kết thúc với sự sụp đổ của Liên Xô, và "con gấu Bắc cực" mà cả thế giới biết đến cũng kết thúc công việc tuần tra của mình. Chỉ tới tận năm 2007, Lực lượng vũ trang các nước NATO mới lại nhớ đến Tu-95, khi Vladimir Putin tuyên bố rằng, quân đội Nga lại bắt đầu công việc tuần tra ngoài biên giới của mình. 

«Cựu chiến binh Tu-95 đã lập nhiều chiến công hiển hách trong thời Chiến tranh Lạnh, và chúng tôi tin rằng, trước khi xuất hiện những "tân binh", Tu-95 còn có thể dạy bài học cho các nước có ý đồ chống Nga», tác giả bài báo kết luận.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem