"Cổ phần vàng" tại Alibaba và Tencent sắp bị thâu tóm

Huỳnh Dũng Thứ bảy, ngày 14/01/2023 18:33 PM (GMT+7)
Trung Quốc sẽ mua “cổ phần vàng” trong hai công ty công nghệ lớn nhất của họ, Alibaba và Tencent, khi Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng của mình đối với các công ty công nghệ ngôi sao của quốc gia tỷ dân này, và những doanh nhân giàu có quyền lực nhất của đất nước.
Bình luận 0

Trong động thái mới nhất, Trung Quốc đã và đang chuyển sang sở hữu "cổ phần vàng" trong các đơn vị kinh doanh địa phương của Alibaba và Tencent, khi Chính quyền Bắc Kinh chính thức hóa vai trò lớn hơn trong việc giám sát các tập đoàn công nghệ hùng mạnh của đất nước.

Một mặt, Chính phủ Trung Quốc đã đối phó với nền kinh tế đang trì trệ bằng cách rút lại các hình phạt, và biện pháp trừng phạt cứng rắn vốn là một dấu hiệu nổi bật trong chiến dịch kiềm chế các tập đoàn công nghệ lớn nhất của đất nước, nhưng tín hiệu này cũng khiến các nhà đầu tư nước ngoài sợ hãi.

Trung Quốc thay đổi chiến thuật trong nỗ lực đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ hơn đối với những gã khổng lồ công nghệ của đất nước tỷ dân này. Ảnh: @AFP.

Trung Quốc thay đổi chiến thuật trong nỗ lực đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ hơn đối với những gã khổng lồ công nghệ của đất nước tỷ dân này. Ảnh: @AFP.

Trong khi cuộc đàn áp mạnh tay đã giảm bớt, chính phủ đang ngày càng mua lại các cổ phần nhỏ trong hoạt động tại địa phương của các công ty công nghệ lớn, như đã làm gần đây với chủ sở hữu TikTok, ByteDance.

Điều này cung cấp cho Chính quyền Bắc Kinh một cơ chế để tiếp tục tham gia sâu vào các hoạt động kinh doanh của họ, đặc biệt là nội dung họ phát cho hàng triệu người Trung Quốc.

Ở Trung Quốc, cổ phần này được gọi là "cổ phần quản lý đặc biệt" và kể từ năm 2015 đã trở thành một công cụ phổ biến được nhà nước sử dụng để gây ảnh hưởng đối với các công ty nội dung và tin tức tư nhân. Nó thường chiếm 1% cổ phần của các thực thể chính của các tập đoàn internet, nhưng nó được xem như "cổ phần vàng" vì chúng có các quyền đặc biệt đối với một số quyết định kinh doanh nhất định.

Đó là mục đích của cơ quan quản lý internet của Trung Quốc, khi họ mua cổ phần trong một đơn vị của Alibaba vào tuần trước, theo hai người liên quan đến vấn đề này cho hay. Một thực thể thuộc quỹ đầu tư nhà nước do Cục quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) thành lập đã mua 1% cổ phần trong một công ty con của Alibaba tại Quảng Châu vào ngày 4 tháng 1, theo hồ sơ kinh doanh của Trung Quốc.

Trung Quốc sẽ mua "cổ phần vàng" trong hai công ty công nghệ lớn nhất của họ, Alibaba và Tencent, khi Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng của mình đối với các công ty công nghệ ngôi sao của quốc gia tỷ dân này, và những doanh nhân giàu có quyền lực nhất của đất nước. Ảnh: @AFP.

Trung Quốc sẽ mua "cổ phần vàng" trong hai công ty công nghệ lớn nhất của họ, Alibaba và Tencent, khi Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng của mình đối với các công ty công nghệ ngôi sao của quốc gia tỷ dân này, và những doanh nhân giàu có quyền lực nhất của đất nước. Ảnh: @AFP.

Không chỉ dừng tại đó, CAC đã mua cổ phần để thắt chặt kiểm soát nội dung tại đơn vị phát video trực tuyến Youku và trình duyệt web UCWeb của gã khổng lồ thương mại điện tử, những người này cho biết. Là một phần của thỏa thuận, đơn vị này cũng bổ nhiệm một thành viên hội đồng quản trị mới, Zhou Mo. CAC có một quan chức cấp trung trùng tên.

Không rõ chính phủ sẽ đạt được những quyền gì trong những thỏa thuận kiểu như vậy. Cơ quan quản lý truyền thông của Trung Quốc vào năm 2016 đã khuyên các tập đoàn nhà nước nắm cổ phần quản lý đặc biệt yêu cầu ít nhất 1% cổ phần, một ghế trong hội đồng quản trị và quyền xem xét nội dung.

Các chi tiết cụ thể về kế hoạch của chính phủ để lấy cổ phần vàng trong Tencent vẫn đang được thảo luận, nhưng sẽ liên quan đến cổ phần của một trong những công ty con hoạt động chính tại Trung Quốc của tập đoàn này.

Nhà nước đang trong quá trình thực hiện một cách tiếp cận tương tự với Tencent – công ty điều hành dịch vụ phát trực tuyến phổ biến nhất của Trung Quốc, Tencent Video và một loạt các dịch vụ khác bao gồm WeChat giống như WhatsApp, phát nhạc và chơi trò chơi – theo Financial Times.

Một người khác thân cận với Tencent cho biết, tập đoàn đang thúc đẩy một tổ chức chính phủ có cùng trụ sở chính của họ ở Thâm Quyến mua cổ phần.

Các quan chức Trung Quốc đã sử dụng nhiều nhóm nhà nước khác nhau để nắm giữ cổ phần. Các giám đốc điều hành tại dịch vụ phát trực tuyến niêm yết trên sàn Nasdaq, Bilibili đang thúc đẩy một tổ chức nhà nước ở Thượng Hải mua cổ phần của một trong các công ty con của họ, hai người giấu tên nắm rõ vấn đề này cho biết.

Chính phủ cũng có cổ phần trong một thực thể địa phương thuộc sở hữu của Kuaishou, một đối thủ nhỏ hơn Douyin của ByteDance, thông qua Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kinh thuộc sở hữu nhà nước.

Các tài liệu mà tờ Financial Times dẫn tin nêu chi tiết cách thức hoạt động của thỏa thuận chia sẻ cổ phần vàng tại ByteDance. Chúng cho thấy chính phủ đã thắt chặt kiểm soát như thế nào đối với pháp nhân chính ở Trung Quốc của công ty mẹ TikTok vào tháng 4 năm 2021. Một quỹ có liên kết với CAC đã cùng với hai nhóm nhà nước khác đã chi tiền để mua 1% cổ phần của đơn vị có tên là Beijing ByteDance Technology.

Trung Quốc tiến tới lấy 'cổ phần vàng' tại các đơn vị của Alibaba và Tencent

Trung Quốc tiến tới lấy 'cổ phần vàng' tại các đơn vị của Alibaba và Tencent

Các tập đoàn nhà nước đã nhận cổ phần thông qua một thực thể có tên WangTouZhongwen (Beijing) Technology, đơn vị này đã giành được quyền đề cử một trong ba giám đốc của Beijing ByteDance. Quan chức Đảng Wu Shugang được bổ nhiệm vào hội đồng quản trị. Wu đứng đầu bộ phận giám sát bình luận trực tuyến của CAC trong vài năm và như một phần công việc, ông đã đến thăm các công ty trên khắp Trung Quốc để hướng dẫn các buổi thảo luận về đảng và cách hoạt động doanh nghiệp dưới chính sách của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Các chuyên gia nhận định, động thái mới của Bắc Kinh đánh dấu sự thay đổi khỏi việc áp đặt các khoản phạt, và trừng phạt nặng nề trong cuộc đàn áp công nghệ kéo dài hai năm, được đưa ra sau khi người sáng lập Alibaba, Jack Ma, chỉ trích các nhà quản lý. Cuộc đàn áp này đã chứng tỏ sự hỗn loạn đối với các công ty công nghệ Trung Quốc, với hàng tỷ đô la bị xóa sạch giá trị của họ và các động thái bao gồm ngăn chặn đợt IPO lớn nhất thế giới của công ty dịch vụ tài chính của Jack Ma, Ant Group.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem