Bề mặt sao Kim nóng bỏng
Từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay, ý tưởng thuộc địa hóa các hành tinh rất phổ biến, đặc biệt là với sao Kim, vì đó là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời lúc bình minh và đêm xuống.
Để đói phó với bầu không khí khắc nghiệt trên sao Kim, các nhà khoa học Liên Xô từng gợi ý nên xây dựng các kết cấu chọc trời. Geoffrey A.Landis, nhà nghiên cứu NASA cho rằng khoảng cách lý tưởng là 50km phía trên mặt đất. Ở độ cao này, áp suất sẽ ngang với bình địa ở Trái đất, nhiệt độ từ 0-50 độ C, quan trọng nhất là vẫn ở trong phạm vi bảo vệ của khí quyển khỏi phóng xạ vũ trụ.
Khí nitro với tỷ lệ lớn sẽ đóng vai trò như khí helium, đẩy oxy lên khoảng cách này và tạo điều kiện sống. Để ngăn chặn bức xạ, thành phố phải được xây dựng bằng các vật liệu phản xạ thấp như nano carbon và graphene có sẵn trên sao Kim. Ngoài ra, các máy phân phối hydro và những nguyên tố cần thiết sẽ được lắp chung với hệ thống. Với hình dung cơ bản này, NASA đã bắt đầu khởi động "Dự án chọc trời trên sao Kim" (HAVOC) vào năm 2015.
NASA tham vọng "thành phố trên mây"
Thực dân hóa sao Kim đem lại nhiều ích lợi. Hành tinh này gần Trái đất nên sẽ mất ít thời gian và tiền bạc để di chuyển. Tàu thăm dò lên đây chỉ mất hơn 5 tháng. Chu kỳ hai hành tinh ở gần nhau cũng nhỏ hơn so với sao Hỏa. Các phi hành gia thực hiện nhiệm vụ sẽ chịu ít bức xạ có hại hơn do nó có bầu khí quyển dày. Con người sinh sống sẽ dễ thích ứng, ít gặp vấn đề sức khỏe và chịu ít rủi ro nổ áp suất vì chênh lệch bên trong và ngoài cơ sở sinh sống do trọng lực chênh lệch không nhiều. Điều đó tương đương với việc vá các lỗ hổng sẽ dễ dàng hơn, và việc mặc đồ phi hành gia là không cần thiết, dù vẫn phải di chuyển bằng xe chuyên dụng để chống mưa acid và đem theo bình oxy.
Bầu không khí sao Kim chủ yếu là CO2, nitrogen và SO2, rất thuận lợi để chế tạo phân bón dành cho trồng trọt và sản xuất nguyên vật liệu hóa học khác, ví dụ như tách CO2 làm graphene, nano carbon và siêu vật liệu cho xây dựng, chưa kể xuất khẩu.
Sao Kim có kích thước tương tự và cũng nằm gần Trái đất nhất
Các thách thức khi sinh sống trên sao Kim không phải ít, như yêu cầu bảo hộ để tránh mưa acid. Thứ quan trọng nhất là nước lại không thể tổng hợp được trên sao Kim nên phải vận chuyển. Lượng nước cần cho sự sống chưa đủ, mà còn cung cấp cho thiết bị máy móc và các hoạt động khác, nên việc chuyên chở sẽ đòi hỏi lượng chi phí khổng lồ, có thể sẽ vượt quá mức hợp lý chỉ để xây dựng một thành phố bé xíu trên mây. Vậy nên trong tương lai gần con người vẫn chưa thể định cư trên hành tinh được mệnh danh là "chị em" với Trái đất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.