Công an Hà Nội kiểm tra giấy đi đường của người dân dưới trời nắng gắt

Gia Khiêm Thứ năm, ngày 29/07/2021 01:00 AM (GMT+7)
Dưới trời nắng nóng gay gắt, lực lượng công an ở Hà Nội mướt mồ hôi kiểm tra giấy đi đường của người dân trong nội đô để phòng dịch Covid-19.
Bình luận 0

Ngày 28/7, trời Hà Nội oi nóng. Cũng trong ngày này, lực lượng chức năng thành phố triển khai nhiều biện pháp thắt chặt thực hiện Chỉ thị 17 tăng cường kiểm soát và xử phạt người dân ra đường không có lý do chính đáng.

Bi hài người Hà Nội với tỉ lí do để ra đường ngày giãn cách xã hội giữa đợt dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng chốt chặn kiểm soát tại đường La Thành. Ảnh: Gia Khiêm

Tại chốt kiểm soát phòng dịch phường Giảng Võ đoạn ngã tư La Thành, quận Đống Đa, thượng uý Khổng Ngọc Sơn (Công an phường Giảng Võ) liên tục phát loa nhắc người đi đường cầm sẵn giấy tờ thông hành trên tay. Hàng loạt phương tiện bị dừng để công an, dân phòng… kiểm tra.

Bi hài người Hà Nội với tỉ lí do để ra đường ngày giãn cách xã hội giữa đợt dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Trong ảnh là thượng uý Khổng Ngọc Sơn (Công an phường Giảng Võ, quận Đống Đa) liên tục phát loa thông báo người dân đưa giấy tờ ra kiểm tra. Ảnh: Gia Khiêm

Theo thượng uý Sơn, đa số người dân đều chấp hành quy định phòng chống dịch. Tuy nhiên, số ít người ra đường không rõ lý do chính đáng. Từ sáng đến đầu giờ chiều cùng ngày, chốt trực tại đây xử lý ít nhất 6 trường hợp ra đường không có lý do.

Bi hài người Hà Nội với tỉ lí do để ra đường ngày giãn cách xã hội giữa đợt dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Nhiều người trình giấy thông hành khi gặp các chốt. Gia Khiêm

"Chúng tôi lập biên bản xử phạt 1 trường hợp sử dụng giấy thông hành công ty ở tỉnh Hà Nam để đi qua các chốt tại Hà Nội. Khi qua đây người này lấy lý do đi làm. Tuy nhiên, qua kiểm tra chúng tôi xác định người này đi làm việc khác không chính đáng nên đã lập biên bản xử phạt 2 triệu đồng", thượng úy Sơn nói.

Bi hài người Hà Nội với tỉ lí do để ra đường ngày giãn cách xã hội giữa đợt dịch Covid-19 - Ảnh 4.

Có người chỉ nhà ngay gần điểm chốt để công an cho qua. Ảnh: Gia Khiêm

Bi hài người Hà Nội với tỉ lí do để ra đường ngày giãn cách xã hội giữa đợt dịch Covid-19 - Ảnh 5.

Nhiều trường hợp nói đi làm nhiệm vụ xuất trình giấy tờ công ty. Ảnh: Gia Khiêm

Trong chiều cùng ngày, lực lượng công an liên tục nhắc nhở người dân phải chấp hành khi ra đường trong trường hợp thiết yếu. "Anh nhắc em nhé, dịch bệnh phức tạp thế này hạn chế ra đường nhưng em còn chở thêm người thế này", bên kia nam thanh niên đáp: "Em đưa bạn đến công ty lấy giấy tờ". Lực lượng chức năng sau đó đã nhắc nhở rồi cho đi. 

Bi hài người Hà Nội với tỉ lí do để ra đường ngày giãn cách xã hội giữa đợt dịch Covid-19 - Ảnh 6.

Có trường hợp chụp ảnh giấy xác nhận của cơ quan khi ra đường để công an cho qua chốt kiểm soát. Ảnh: Gia Khiêm

Theo một cán bộ kiểm soát chốt trực tại Hà Nội, không ít người viện đủ lý do nhà có người ốm, đi rút tiền ở ngân hàng, đi ra ngoài mua thuốc, siêu thị để ra đường.

"Thời tiết Hà Nội ngày này nắng nóng, lực lượng chức năng rất vất vả. Chúng tôi được chia thành 3 ca chốt trực cả ngày lẫn đêm. Mong mọi người nâng cao ý thức chấp hành tốt quy định phòng chống dịch để vượt qua đợt dịch phức tạp lần này", thượng uý Sơn nhắn gửi.

Kiên quyết xử lý nghiêm trường hợp không lý do khi ra đường

Tương tự, tại đường Tân Mai, Công an phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai cũng lập chốt kiểm soát phòng dịch Covid-19. Dười trời nắng nóng, lực lượng chức năng mướt mồ hôi kiểm tra các phương tiện tham gia giao thông.

Bi hài người Hà Nội với tỉ lí do để ra đường ngày giãn cách xã hội giữa đợt dịch Covid-19 - Ảnh 7.

Công an chốt kiểm soát ở đường Tân Mai kiểm tra giấy tờ nhưng người này chưa cung cấp đầy đủ nên đã được mời vào chốt xử lý. Ảnh: Gia Khiêm

Một cán bộ công an cho biết: "Không ít người xin giấy tờ ra đường do các công ty đóng dấu nhưng không liên quan gì đến việc cấp thiết cả. Thậm chí có người ở địa bàn quận này vô tư di chuyển chở các mặt hàng không có trong danh mục thiết yếu sang quận khác. Những trường hợp không có lý do chính đáng chúng tôi đều lập biên bản xử phạt hành chính".

Gạt mồ hôi, ông Nguyễn Đức Lợi, Tổ tự quản phường Hoàng Văn Thụ cho biết, ông cùng một số cán bộ được giao nhiệm vụ hỗ trợ cơ quan công an tại tổ kiểm soát.

Bi hài người Hà Nội với tỉ lí do để ra đường ngày giãn cách xã hội giữa đợt dịch Covid-19 - Ảnh 8.

Ông Lợi ở Tổ tự quản phường Hoàng Văn Thụ kể về trường hợp vi phạm. Ảnh: Gia Khiêm

Trong 5 ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17, đến nay, các cơ quan chức năng TP. Hà Nội đã xử phạt hành chính số tiền hơn 4,6 tỷ đồng các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch.

"Đối với trường hợp lấy lý do cấp cứu ở viện hay cấp thiết lực lượng chức năng đều tạo điều kiện. Tuy nhiên có trường hợp đi xe không từ quận Long Biên sang quận Hoàng Mai nói đi giao hàng, kiểm tra giấy tờ thông hành không có. Trường hợp ra đường không đúng quy định, lực lượng chức năng phải giải thích phân tích để họ hiểu việc mình sẽ bị xử lý phạt", ông Lợi chia sẻ.

Theo ông Lợi, công tác phòng chống dịch tuy có chút vất vả nhưng ai nấy trong tổ công tác kiểm soát đều nâng cao quyết tâm phòng chống dịch Covid-19. Ông cũng hy vọng trong những ngày sắp tới người dân tiếp tục nâng cao ý thức chấp hành, chỉ ra đường trong trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn cho mình, gia đình, xã hội.

Ngày 28/7, tại cuộc họp trực tuyến giữa Sở Chỉ huy TP với Sở Chỉ huy các sở, ngành, quận, huyện, thị xã trên địa bàn, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh nêu rõ, Giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP và UBND TP về hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn, phạm vi, lĩnh vực phụ trách.

Thực hiện đúng nguyên tắc: "Khu phố cách ly với khu phố; thôn bản cách ly với thôn bản; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; thành phố cách ly với tỉnh"; UBND các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ với Công an TP, "chia lửa" với lực lượng công an cả trong việc bố trí thêm các chốt kiểm soát; tổ chức thêm lực lượng hỗ trợ như huy động lực lượng quân nhân dự bị, bảo vệ dân phố, dân phòng...

Các cấp, các ngành đồng loạt tăng cường kiểm tra, giám sát đột xuất, bất ngờ trên toàn địa bàn, bảo đảm chặt chẽ từ cơ sở; trọng tâm là việc chấp hành của người dân đối với quy định "chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết" và việc bảo đảm số lượng người đi làm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem