Công nghệ khử trùng không khí đặc biệt chống lại Covid-19

Huỳnh Dũng Thứ tư, ngày 18/08/2021 10:00 AM (GMT+7)
Viện công nghệ IIT Madras đã hợp tác với VIT Chennai, Đại học Queen Mary London và Magneto Cleantech để phát triển công nghệ vệ sinh không khí, nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 và bệnh lao.
Bình luận 0

Cụ thể, Viện Công nghệ Ấn Độ Madras và Viện Công nghệ Vellore (VIT), Chennai đã và đang hợp tác với Đại học Queen Mary London (QMUL), Vương quốc Anh để phát triển các công nghệ vệ sinh không khí tập trung vào Ấn Độ, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 và bệnh lao. Hệ thống này nhằm mục đích triển khai ở những nơi hạn chế trong nhà như văn phòng và bệnh viện.

Hệ thống khử trùng không khí mang tính cách mạng nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 và vi khuẩn lao. Ảnh: @Viện công nghệ IIT Madras.

Hệ thống khử trùng không khí mang tính cách mạng nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 và vi khuẩn lao. Ảnh: @Viện công nghệ IIT Madras.

Nghiên cứu chung này nhằm mục đích phát triển một hệ thống bảo vệ thanh lọc, khử trùng không khí chi phí thấp, nhưng tác dụng cực kỳ mạnh mẽ để ngăn chặn các bệnh lây truyền qua không khí ở các vị trí trong nhà. Với sự hợp tác của Magneto Cleantech, một công ty khởi nghiệp tiên phong có trụ sở tại Delhi, việc thử nghiệm và triển khai sẽ được thực hiện với các ứng dụng thời gian thực trong các môi trường khác nhau của Ấn Độ.

Số ca tử vong do Covid-19 và lao

Đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn bốn vạn người chỉ tính riêng ở Ấn Độ. Bệnh lao giết chết hơn 4,45 nghìn người ở Ấn Độ trong năm 2019, và là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới.

Dự án này sẽ nhằm phát triển một bằng chứng thực nghiệm về một hệ thống lọc không khí mang tính cách mạng qua việc sử dụng bức xạ 'Ultraviolet-C'. Nó có tiềm năng mạnh mẽ để tăng hiệu quả loại bỏ vi rút và các mầm bệnh khác trong không khí, và giảm chi phí bảo trì so với các bộ lọc không khí có sẵn hiện nay. Điều này rất quan trọng đối với các nước đang phát triển như Ấn Độ.

Nói về tình trạng hiện tại của dự án, Điều phối viên dự án, Giáo sư Abdus Samad thuộc Khoa Kỹ thuật của IIT Madras cho biết: "IIT Madras luôn cố gắng hợp tác nghiên cứu để giải quyết các vấn đề xã hội. Khi đại dịch Covid-19 hoành hành suốt thời gian qua, nó khiến chúng ta đều sợ hãi. Với tư cách là một nhà nghiên cứu, chúng tôi bắt đầu nghĩ cách giảm bớt sự đau đớn, và khó chịu do vi rút trong không khí gây ra. Đồng thời, Học viện Kỹ thuật Hoàng gia Vương quốc Anh đã công bố tài trợ nghiên cứu cho các công trình hợp tác quốc tế liên kết với ngành công nghiệp. Chúng tôi ngay lập tức hành động và bắt đầu nghiên cứu khử trùng không khí cho các điều kiện trong nhà".

Hơn nữa, Giáo sư Abdus Samad cho biết: "Nhiều giải pháp UVC hiện có trên thị trường nhưng chúng thiếu sự nghiêm ngặt về thiết kế kỹ thuật cần thiết để đảm bảo khử trùng, và khử hoạt tính trong không khí thích hợp. Điều này đã khiến người tiêu dùng hoang mang và không tin tưởng. Mục tiêu của dự án này là phát triển một giải pháp được xác minh và thử nghiệm rộng rãi từ cả khía cạnh lý thuyết và thực tiễn. Và cuối cùng, mang lại sự an toàn tối đa cho người tiêu dùng, các cơ sở trực tiếp sử dụng.

Sử dụng bức xạ 'Ultraviolet-C', dự án được dự kiến sẽ phát triển một bằng chứng thử nghiệm về khái niệm của một hệ thống lọc không khí mang tính cách mạng. Ảnh: @Pixabay.

Sử dụng bức xạ 'Ultraviolet-C', dự án được dự kiến sẽ phát triển một bằng chứng thử nghiệm về khái niệm của một hệ thống lọc không khí mang tính cách mạng. Ảnh: @Pixabay.

Công nghệ làm sạch không khí sẽ mang lại lợi ích như thế nào?

Làm nổi bật các khía cạnh kỹ thuật của dự án, Giáo sư Nithya Venkatesan thuộc Viện Công nghệ Vellore (VIT), Chennai cho biết: "Thiết kế của nguyên mẫu này sẽ dựa trên sự tối ưu hóa đa ngành, phân tích động lực học chất lỏng và những cải tiến mới trong cách sắp xếp, có luôn cảm biến và điều khiển Ultraviolet-C (UVC) được phát triển bởi các nhà nghiên cứu hàng đầu của Vương quốc Anh và Ấn Độ. Nhóm cũng sẽ khám phá các cơ chế giám sát hiệu suất của các hệ thống như vậy trong môi trường thời gian thực, bằng cách sử dụng cảm biến và mô phỏng sinh học thời đại mới thông qua thiết bị IoT".

Tổng ngân sách của dự án này là khoảng 80.000 bảng Anh hoạt động trong thời gian hai năm (tháng 4 năm 2021 đến tháng 4 năm 2023). 

Giáo sư trường Đại học Leeds Beckett, ông Clive Beggs- cũng là cố vấn cho dự án và là chuyên gia về kiểm soát nhiễm trùng và lây nhiễm qua đường không khí cho biết: "Vi rút và vi khuẩn có thể dễ dàng được giải phóng vào không khí trong không gian phòng, và nếu nồng độ của chúng tăng lên thì điều này có thể gây ra mối đe dọa cho con người vì các mầm bệnh có thể được hít vào. 

Thiết bị khử trùng không khí của chúng tôi có khả năng làm giảm nồng độ mầm bệnh trong không khí phòng, và do đó giảm sự lây lan của các bệnh như COVID-19 và bệnh lao. Thông qua sự hợp tác giữa các học giả và ngành công nghiệp, chúng tôi đang phát triển một hệ thống giảm thiểu mầm bệnh sẽ giúp bảo vệ những người cư ngụ trong tòa nhà hay bệnh viện".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem