Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tần Thủy Hoàng (259 TCN - 210 TCN), tên thật là Doanh Chính, là vị vua thứ 36 của nhà Tần. Đồng thời, ông cũng là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu Hàn, Triệu, Ngụy, Yên, Sở và Tề, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN.
Sau đó, Tần Thủy Hoàng muốn xây một cung điện đặt ở trung tâm của thiên hạ nên đã ra lệnh xây dựng kinh đô và cung điện ở Hàm Dương. Bởi lẽ, Hàm Dương nằm ở phía Nam của núi Cửu Tôn và phía Bắc của sông Vị, theo phong thủy thì cả phía Nam và Bắc đều thuộc về Dương. Vì thế nơi này được gọi là Hàm Dương nghĩa là quốc vận hưng thịnh như ánh nắng rực rõ.
Cung điện Hàm Dương bắt đầu được xây dựng vào năm 213 TCN, cách thành cổ Trường An (nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây) hơn 30km về phía Tây. Toàn bộ nơi này đều được Tần Thủy Hoàng quy hoạch dựa theo vị trí của các vì sao. Cung Hàm Dương được đặt ở vị trí đối ứng với ngôi sao Tử Vi.
Theo quan niệm của ông, cung điện Hàm Dương là nơi mình kiểm soát thiên hạ và cũng là vương khí của nhà Tần. Do đó, hệ thống cung điện Hàm Dương lớn tới nỗi trong một ngày mà thời tiết ở các cung thất, điện đài không nơi nào giống với nơi nào. Người ta nói rằng, cung điện huyền thoại này cất giữ vô số vàng bạc, châu báu mà quân đội nước Tần cướp được trong các cuộc chiến.
Trong cuốn "Sử ký" của Tư Mã Thiên đã đề cập tới sự đồ sộ của cung điện Hàm Dương từng khiến một thích khách sợ hãi đến mức ngất xỉu.
Người đó chính là Tần Vũ Dương, người đi cùng thích khách Kinh Kha vào cung để ám sát Tần Thủy Hoàng. Theo mô tả của Tư Mã Thiên, mới bước đến bậc thềm của cung điện, vừa ngước nhìn lên, người Tần Vũ Dương đột nhiên run bần bật và ngất đi vì choáng váng trước độ lớn của cung Hàm Dương.
Được biết, diện tích của cung Hàm Dương lớn gấp 4 lần Tử Cấm Thành. Tần Thủy Hoàng xây cung điện to lớn như vậy là để phô trương sức mạnh của nước Tần. Mỗi lần đánh bại một nước, vị hoàng đế này sẽ xây một cung điện trong cung Hàm Dương để đại diện cho nơi đó. Như vậy, vua Tần có thể đứng nhìn ra xung quanh và thấy được 6 nước chu hầu đã quy phục mình là Triệu, Hàn, Ngụy, Yên, Tề và Sở.
Hệ thống cung điện này được xây trên một nền đất cao nằm ở trung tâm thành Hàm Dương. Điểm đặc biệt của cung Hàm Dương là chênh lệnh độ cao từ nền cung tới đỉnh là 100m. Chính vì thế cung Hàm Dương cao hơn hẳn các công trình xung quanh khá nhiều. Điều này tạo ra cảm giác cung điện này như có rất nhiều tầng lớp.
Hơn nữa, người đi từ dưới nhìn lên còn thấy các bậc thang như kéo dài tới vô tận. Do đó, khi Tần Vũ Dương đi từ dưới và ngước mắt lên cứ ngỡ các tòa cung điện xếp thành từng lớp trùng điệp.
Sự uy nghiêm của cung Hàm Dương khiến một thích khách dày dặn kinh nghiệm như Tần Vũ Dương phải run rẩy. Và cũng chính sự hồi hộp lo lắng của Tần Vũ Dương đã khiến cho Tần Thủy Hoàng nghi ngờ và cảnh giác, đồng thời khiến cho hành động ám sát vua Tần của Kinh Kha bị thất bại. Cuối cùng, cả hai đều bị quân Tần tiêu diệt.
Nhưng chỉ 15 năm sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, Lưu Bang đánh chiếm Hàm Dương, giết Tần Tử Anh và nhà Tần diệt vong. Vào tháng 11 năm 207 trước Công nguyên, Hạng Vũ tiến vào kinh đô Hàm Dương của nhà Tần, đốt cháy cung điện.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.