Cuộc cách mạng công nghệ nông nghiệp trao quyền tự chủ về nguồn lương thực, thực phẩm tương lai

Huỳnh Dũng Thứ ba, ngày 25/01/2022 09:10 AM (GMT+7)
Trung Quốc đang đẩy mạnh nghiên cứu Agritech (công nghệ nông nghiệp) để phục hưng nền nông nghiệp nước nhà.
Bình luận 0

Theo đó, Trung Quốc đang đẩy mạnh nghiên cứu Agritech (công nghệ nông nghiệp) để bảo vệ nguồn cung cấp lương thực tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Những thành tựu khoa học mới thu được từ các giống lúa mới đến công nghệ cải thiện độ phì nhiêu của đất cũng đang giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Cụ thể, Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) đã công bố kế hoạch thúc đẩy các cuộc cách mạng chính trong giai đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025) của nước này nhằm tăng cường đổi mới công nghệ nông nghiệp. Đến năm 2025, tỷ lệ đóng góp của phát triển Agritech (công nghệ nông nghiệp) vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt trên 60% và tỷ lệ bao phủ các giống cây trồng mới cải tiến đạt trên 96% trong quy mô sản xuất và trồng trọt.

Gần đây, các nhà khoa học Trung Quốc đang sử dụng công nghệ thiết kế bộ gen để cải thiện tốc độ ra hoa, thụ phấn và tăng sản lượng của cây trồng. Nghiên cứu ban đầu đã cho thấy hiệu suất khả quan tuyệt vời đầu tiên.

Trung Quốc đang đẩy mạnh nghiên cứu Agritech (công nghệ nông nghiệp) để bảo vệ nguồn cung cấp lương thực tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Ảnh: @AFP.

Trung Quốc đang đẩy mạnh nghiên cứu Agritech (công nghệ nông nghiệp) để bảo vệ nguồn cung cấp lương thực tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Ảnh: @AFP.

Nhờ liên tiếp thu hoạch bội thu trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có được nguồn cung cấp nông sản chính dồi dào và đảm bảo tự cung tự cấp cơ bản về ngũ cốc và lương thực thực phẩm. Chính phủ Trung Quốc cũng đã cam kết củng cố vai trò nền tảng của khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp tại quốc gia tỷ dân này.

Căn cứ vào điều kiện quốc gia và nhu cầu của người dân, các nỗ lực dựa trên cơ sở khoa học và định hướng kết quả sẽ được thực hiện để khắc phục những mặt còn yếu kém. Sự phát triển của máy móc và thiết bị nông nghiệp cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ của chính phủ, khi quốc gia này nỗ lực sử dụng đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Theo  Statista,  khoảng 25% lực lượng lao động của Trung Quốc làm nông nghiệp, nhưng lĩnh vực này chủ yếu dựa vào các trang trại nhỏ do gia đình làm chủ và trong nhiều trường hợp hoạt động vẫn còn khá lỗi thời. Một phần là do đại dịch COVID-19, tình trạng thiếu lương thực toàn cầu đang gia tăng, và Trung Quốc trong nhiều năm đã biết rằng sẽ có một cuộc chiến về nguồn lực trong tương lai để nuôi sống quốc gia có số dân đông nhất thế giới. Một trong những câu trả lời cũng được chính phủ quốc gia này ủng hộ là sử dụng công nghệ để tối ưu hóa sản lượng nông nghiệp.

Trí tuệ nhân tạo (AI) luôn đứng đầu trong chương trình nghị sự quốc gia, tuy nhiên chủ yếu được áp dụng trong các lĩnh vực như tài chính, chăm sóc sức khỏe và các giải pháp thành phố thông minh. Một báo cáo chỉ rõ rằng nông nghiệp là một trong những ngành bị bỏ lại xa nhất trong các công nghệ thông minh, nhưng trong thời gian gần nhất nó cũng sẽ là một trong những lĩnh vực có tiềm năng được nâng cấp công nghệ phổ quát và đem lại hiệu quả tốt nhất.

Trong khi các nguồn tài nguyên kỹ thuật số trên khắp các khu vực thành thị của đất nước vẫn còn phân tán, chính phủ Trung Quốc sẽ ban hành một chính sách mới nhằm tìm cách thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn vào năm 2025. Điều này có thể tạo ra những thay đổi mạnh mẽ cho chuỗi thực phẩm toàn cầu khi quốc gia đông dân nhất thế giới có được công nghệ nâng cấp. Tuy nhiên, những thách thức chính về cơ sở hạ tầng có thể là một trở ngại lớn.

Trung Quốc cũng đang hướng tới một "thế hệ rô bốt nông nghiệp mới" sẽ giúp theo dõi động vật chăn nuôi, cây trồng, chẩn đoán bệnh tật, hỗ trợ chăn thả và cho động vật ăn, cùng nhiều thứ khác. Việc tích hợp AI được định vị để bảo vệ mùa màng, tạo hình ảnh theo dõi nông nghiệp từ trên không và giúp theo dõi sản lượng.

Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc đặt ra rằng máy móc nông nghiệp nên được "thúc đẩy mạnh mẽ". Kế hoạch này quan tâm đến việc tận dụng dữ liệu để cho nông dân biết địa điểm, thời điểm và cách trồng trọt. Các ứng dụng Blockchain cho tài chính nông thôn, an toàn thực phẩm và minh bạch chuỗi cung ứng cũng sẽ có những bước đột phá mới trong những năm kế tiếp.

Đẩy mạnh áp dụng Agritech để tự chủ về nguồn lương thực, thực phẩm tương lai. Ảnh: @AFP.

Đẩy mạnh áp dụng Agritech để tự chủ về nguồn lương thực, thực phẩm tương lai. Ảnh: @AFP.

Theo báo cáo của OpenGov Asia, Trung Quốc sẽ cải thiện các nỗ lực nhằm tạo ra năng suất cao hơn và sản xuất chất lượng cao hơn các giống cây lương thực chính, và tự cung tự cấp các giống gia súc và gia cầm vào năm 2030 bằng cách triển khai công nghệ. Trung Quốc đã công bố một kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp hạt giống quốc gia vào cuối năm 2021 tại Tam Á, tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc, nơi có Cơ sở Nghiên cứu Khoa học về Giống cây Nanfan.

Kế hoạch này đưa ra những phát triển lý thuyết, khoa học và công nghệ cần thiết cho ngành nông nghiệp nhằm cải thiện giống hạt và năng suất ngũ cốc, đồng thời đảm bảo bảo vệ nguồn gen cây trồng năng suất cao của quốc gia. Kể từ khi bắt đầu Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016 - 2020), khả năng đổi mới công nghệ chăn nuôi, trồng trọt của Trung Quốc tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn đang trong quá trình tiếp tục phát triển các lý thuyết chăn nuôi trồng thọt và tăng cường áp dụng công nghệ chủ chốt.

Trong kế hoạch mới, Trung Quốc sẽ giới thiệu 50 nhiệm vụ chính tập trung vào các giống cây trồng và vật nuôi chủ chốt, và ba hành động cụ thể liên quan đến nghiên cứu đổi mới, doanh nghiệp hạt giống và tạo nền tảng khoa học và công nghệ. Trung Quốc sẽ cố gắng đạt được khả năng tự cung tự cấp các giống cây lương thực có năng suất cao, chất lượng cao vào năm 2030 và đảm bảo an ninh tuyệt đối cho gạo và lúa mì của nước này.

Đến năm 2030, tỷ lệ tự cung tự cấp của các loại rau như bông cải xanh, cà rốt và rau bina sẽ tăng từ 10% hiện nay lên hơn 50%. Hơn nữa, một nền tảng sẽ được xây dựng để thúc đẩy công nghệ ngành hạt giống, tích hợp nghiên cứu cơ bản, đổi mới công nghệ, tạo giống, dữ liệu lớn và ươm tạo ngành Agritech.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem