Cuộc chiến chip Mỹ - Trung Quốc lan sang châu Âu

Huỳnh Dũng Thứ ba, ngày 06/12/2022 08:54 AM (GMT+7)
Một công ty chip quan trọng toàn cầu đang tạo ra sự chia rẽ giữa Mỹ và Hà Lan về chính sách công nghệ của Trung Quốc
Bình luận 0

Washington đang để mắt đến Hà Lan, một quốc gia châu Âu nhỏ nhưng quan trọng có thể nắm giữ chìa khóa cho tương lai của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn tiên tiến. Hà Lan có dân số chỉ hơn 17 triệu người — nhưng cũng là quê hương của ASML, một ngôi sao của chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu. Nó sản xuất các cỗ máy chế tạp chip công nghệ cao mà Trung Quốc rất muốn tiếp cận.

Trong khi đó, Hoa Kỳ dường như đã thuyết phục Hà Lan ngăn chặn các chuyến hàng đến Trung Quốc vào lúc này, nhưng các mối quan hệ có vẻ rạn nứt khi Hà Lan cân nhắc triển vọng kinh tế của họ, nếu họ bị cắt đứt khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới như Trung Quốc.

Hà Lan đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu nhờ có công ty ngôi sao trong ngành, ASML. Ảnh: @AFP.

Hà Lan đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu nhờ có công ty ngôi sao trong ngành, ASML. Ảnh: @AFP.

Vai trò chip quan trọng của ASML

ASML, có trụ sở tại thị trấn Veldhoven, không sản xuất chip. Thay vào đó, công ty này sản xuất và bán các máy in khắc cực tím (EUV) trị giá 200 triệu USD cho các nhà sản xuất chip bán dẫn như TSMC của Đài Loan. ASML là một trong những người chơi quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng bán dẫn vì họ tạo ra một cỗ máy cần thiết để tạo ra những con chip tiên tiến nhất trên thế giới, và ASML có độc quyền trên thực tế đối với chúng, bởi vì đây là công ty duy nhất trên thế giới sản xuất chúng. Điều này làm cho ASML trở thành một trong những công ty chip quan trọng nhất trên thế giới.

Theo một phát ngôn viên của công ty, ASML đã không thể vận chuyển máy EUV đến Trung Quốc kể từ năm 2019 do nhiều hạn chế xuất khẩu của Hà Lan. Nhưng họ nói rằng ASML dự kiến "tác động trực tiếp của các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới đối với kế hoạch vận chuyển tổng thể năm 2023 của ASML sẽ bị hạn chế mạnh hơn nữa".

Hiện tại không có hệ thống EUV nào ở Trung Quốc, nhưng Mỹ lo lắng rằng, nếu ASML vận chuyển máy móc đến Trung Quốc, các nhà sản xuất chip ở nước này có thể bắt đầu sản xuất chip bán dẫn tiên tiến nhất trên thế giới, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo tiên tiến và tích hợp cả trong quân sự hiện đại.

ASML, một trong những nhà sản xuất công cụ bán dẫn quan trọng nhất thế giới, đã yêu cầu các nhân viên Hoa Kỳ ngừng phục vụ khách hàng Trung Quốc, vì các hạn chế xuất khẩu mới nhất của Washington bắt đầu ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chip toàn cầu. Ảnh: @AFP.

ASML, một trong những nhà sản xuất công cụ bán dẫn quan trọng nhất thế giới, đã yêu cầu các nhân viên Hoa Kỳ ngừng phục vụ khách hàng Trung Quốc, vì các hạn chế xuất khẩu mới nhất của Washington bắt đầu ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chip toàn cầu. Ảnh: @AFP.

Đàm phán Mỹ-Hà Lan

Sức ép của Mỹ đối với Hà Lan dường như đã bắt đầu từ năm 2018 dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump. Theo báo cáo của Reuters, chính phủ Hà Lan đã rút giấy phép xuất khẩu máy EUV của ASML sang Trung Quốc sau khi chính phủ Hoa Kỳ tiến hành vận động hành lang rộng rãi.

Dưới thời Trump, Mỹ bắt đầu cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, dẫn đến cuộc chiến giành ưu thế công nghệ, với việc Washington cố gắng cắt đứt nguồn cung cấp công nghệ quan trọng cho các công ty Trung Quốc.

Huawei, cường quốc viễn thông của Trung Quốc, phải đối mặt với các hạn chế xuất khẩu khiến họ thiếu chip cần thiết để sản xuất điện thoại thông minh và các sản phẩm khác, làm tê liệt hoạt động kinh doanh di động của họ. Trump cũng sử dụng danh sách đen xuất khẩu để cắt đứt nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, SMIC, từ lĩnh vực công nghệ Hoa Kỳ.

Giờ đây, Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã tiến thêm một bước trong cuộc tấn công vào ngành công nghiệp chip của Trung Quốc. Vào tháng 10, Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa ra các quy tắc sâu rộng yêu cầu các công ty Mỹ phải xin giấy phép nếu họ muốn bán một số chất bán dẫn điện toán tiên tiến hoặc thiết bị sản xuất chip có liên quan cho Trung Quốc. ASML, một trong những nhà sản xuất công cụ bán dẫn quan trọng nhất thế giới, đã yêu cầu các nhân viên Hoa Kỳ ngừng phục vụ khách hàng Trung Quốc, vì các hạn chế xuất khẩu mới nhất của Washington bắt đầu ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chip toàn cầu. Công ty Hà Lan cho biết trong một bản ghi nhớ rằng bất kỳ nhân viên Hoa Kỳ nào, bao gồm công dân Mỹ, người có thẻ xanh và công dân nước ngoài sống ở Hoa Kỳ, đều "bị cấm cung cấp một số dịch vụ nhất định cho các nhà chế tạo chip tiên tiến ở Trung Quốc".

Nhân viên lắp ráp máy EUV ở Veldhoven, Hà Lan. Ảnh: @Jasper Juinen/Bloomberg.

Nhân viên lắp ráp máy EUV ở Veldhoven, Hà Lan. Ảnh: @Jasper Juinen/Bloomberg.

Các nhân viên tại Hoa Kỳ của ASML "phải kiềm chế — trực tiếp hoặc gián tiếp — bảo dưỡng, vận chuyển hoặc cung cấp hỗ trợ cho bất kỳ khách hàng nào ở Trung Quốc cho đến khi có thông báo mới, trong khi ASML đang tích cực đánh giá những nhà máy cụ thể nào bị ảnh hưởng bởi hạn chế này".

Áp lực buộc Hà Lan tuân thủ các quy tắc của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục. Alan Estevez, thứ trưởng thương mại về công nghiệp và an ninh tại Bộ Thương mại Hoa Kỳ, và Tarun Chhabra, giám đốc cấp cao về công nghệ và an ninh quốc gia tại Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, được cho là đã nói chuyện với các quan chức Hà Lan trong tháng này.

"Giờ đây, chính phủ Hoa Kỳ đã đơn phương áp đặt các biện pháp kiểm soát sử dụng cuối đối với các công ty Hoa Kỳ, những biện pháp kiểm soát này sẽ vô ích theo quan điểm của họ, nếu Trung Quốc có thể lấy những máy này từ ASML hoặc Tokyo Electron (Nhật Bản)", Pranay Kotasthane, chủ tịch của công nghệ cao tại Viện Takshashila, nói với Đài CNBC.

"Do đó, chính phủ Hoa Kỳ muốn chuyển đổi các biện pháp kiểm soát đơn phương này thành các biện pháp kiểm soát đa phương, bằng cách lôi kéo các quốc gia như Hà Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản tham gia cùng".

Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ từ chối bình luận khi được CNBC liên hệ, trong khi Bộ Thương mại không trả lời yêu cầu bình luận nào. Còn người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hà Lan cho biết, họ không bình luận về các chuyến thăm mới nhất của các quan chức Mỹ.

Nhưng bức tranh từ Hà Lan không xuất hiện nhiều màu hồng

Tuần trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã ca ngợi "sự hội tụ ngày càng tăng trong cách tiếp cận những thách thức mà Trung Quốc đặt ra", đặc biệt là với Liên minh châu Âu. Nhưng bức tranh từ Hà Lan không xuất hiện nhiều màu hồng.

"Rõ ràng là chúng tôi đang cân nhắc lợi ích của chính mình, lợi ích an ninh quốc gia của chúng tôi là vô cùng quan trọng, rõ ràng chúng tôi có lợi ích kinh tế như bạn có thể hiểu và yếu tố địa chính trị cũng luôn đóng một vai trò nào đó", Liesje Schreinemacher, bộ trưởng ngoại thương và hợp tác phát triển của Hà Lan, cho biết vào tuần trước.

Bà nói thêm rằng Bắc Kinh là "một đối tác thương mại quan trọng", và bà cũng cảnh báo rằng Hoa Kỳ không nên kỳ vọng Hà Lan sẽ áp dụng cách tiếp cận của mình đối với các hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc. Tất nhiên, động thái này báo hiệu một trở ngại tiềm ẩn đối với cuộc chiến thương mại của chính quyền Biden.

"Hà Lan sẽ không sao chép từng biện pháp của Mỹ", Bộ trưởng Ngoại thương Hà Lan Liesje Schreinemacher cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo NRC. "Chúng tôi tự đánh giá — và chúng tôi làm điều này với sự tham vấn của các nước đối tác như Nhật Bản và cả Hoa Kỳ".

Tuyên bố của Schreinemacher nêu bật những thách thức đáng kể mà Mỹ đang phải đối mặt trong việc thuyết phục các đồng minh tham gia chiến dịch của mình. Trong khi Hà Lan và Nhật Bản chia sẻ nhiều mối quan ngại về an ninh của Hoa Kỳ, hai nước này cũng coi Trung Quốc là thị trường lớn mà họ muốn duy trì quyền tiếp cận.

Huỳnh Dũng- Theo CNBC/Japantimes

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem