Để tìm hiểu về cuộc sống của bộ tộc Chang Tang-Pa, nhiếp ảnh gia Cat Vinton đã ở cùng một gia đình thuộc cộng đồng này suốt 3 tháng. Cô ngủ cùng họ trong túp lều làm bằng da bò Tây Tạng.
Nhiếp ảnh gia Vinton chụp các thành viên của gia đình ông Gaysto mà cô đã sống cùng suốt hai tháng. Con gái của chủ nhà Sonam đứng bên phải, trong khi con trai Karma và vợ Yangyen đứng bên trái.
Sonam,12 tuổi, có nhiệm vụ đảm bảo đàn dê của gia đình có đủ thức ăn để cho sữa. Đây là điều khó khăn khi phần lớn đất đai nằm dưới lớp tuyết dày.
Bà Yangyen đang kéo sợi để dệt vải. Bộ tộc Chang Tang-Pa không dùng tiền và sống chủ yếu bằng việc trao đổi hàng hóa bao gồm dê và các sản phẩm từ dê.
Bà Yangyen âu yếm cậu con trai nhỏ trong túp lều của họ. Không sử dụng công ngệ, người Chang Tang-Pa sống rất đơn giản và hòa mình vào môi trường xung quanh.
Những người Chang Tang-Pa thường sống du cư. Họ lùa đàn dê xuống núi tới những khu vực thấp hơn để tránh tuyết và thời tiết khắc nghiệt vào mùa đông.
Bà Yangyen đang làm tsampa, một món ăn truyền thống của Tây Tạng được làm từ đại mạch.
Khi gia đình ông Gaysto chuyển tới khu vực chăn thả mới, họ vẫn giữ lại nền móng của nơi ở tạm để có thể trở lại vào năm sau.
Gia đình ông Gaysto theo đạo Phật và nhiếp ảnh gia Vinton thường thấy họ đọc Kinh và cầu nguyện vào lúc sáng sớm.
Ông Gaysto và người bộ tộc Chang Tang-Pa sống theo kiểu cổ xưa, với những căn lều bằng da bò Tây Tạng và việc chăn thả gia súc.
Vinton cho biết tương lai của người Chang Tang-Pa không vững chắc, với nền văn hóa đang dần mai một. Cô hy vọng bộ ảnh của mình sẽ giúp lưu giữ lại văn hóa của họ cũng như nhắc nhở mọi người về một cộng đồng đang sống rất khác chúng ta.
Jimmai, một thành viên của bộ tộc Chang Tang-Pa sống trên núi Himalayas.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.