Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trước đây, Israel và Iran là những đồng minh thân cận. Tuy nhiên, theo thời gian, họ đã trở thành kẻ thù với những cuộc chiến tranh khốc liệt.
Cụ thể, vào giữa thế kỷ 20, Israel và Iran từng là những đối tác thân cận của nhau. Thậm chí, sau khi nhà nước Israel được thành lập vào năm 1948, Iran là một trong số ít các quốc gia Hồi giáo công nhận điều này.
Dựa trên nền tảng là mối bang giao thân thiết với Mỹ giai đoạn đó, Iran coi Israel là đối tác thân thiện, thậm chí là đồng minh dưới thời Shah (Quốc vương) Mohammad Reza Pahlavi. Iran trở thành quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo thứ hai công nhận Israel năm 1950, sau Thổ Nhĩ Kỳ.
Những năm 50 của thế kỷ trước, Tehran và Tel Aviv gặt hái thành tựu hợp tác về công nghệ và dầu khí. Trong đó, Israel nhập khẩu 40% nhu cầu dầu mỏ từ Iran để đổi lấy vũ khí, công nghệ và nông sản. Ngoài ra, cơ quan tình báo Mossad của Israel giúp huấn luyện lực lượng cảnh sát mật Savak của Shad Pahlavi.
Bước qua thập niên 60-70 ở thế kỷ trước, Israel có nhiều nhà thầu và cố vấn quân sự cư trú tại Tehran, một trường dạy tiếng Do Thái được mở ở đó cho trẻ em Israel. Còn hãng hàng không El Al mở các chuyến bay thường xuyên giữa Tel Aviv và thủ đô Iran. Vào cuối những năm 1970, quan hệ hai bên đạt đỉnh, khi Iran đáp ứng 80% nhu cầu dầu mỏ của Israel.
Nhưng đến năm 1979, mối quan hệ giữa Israel đã xuất hiện rạn nứt rồi dẫn đến sự đổ vỡ sau Cuộc cách mạng Hồi giáo Iran. Lúc đó, chính quyền Shah Mohammad Reza Pahlavi bị lật đổ và Ayatollah Khomeini lên nắm quyền. Lập tức, Ira chuyển sang ủng hộ Palestine và phản đối Israel. Bắt đầu từ giai đoạn này, Iran đã hỗ trợ các nhóm vũ trang chống lại Israel, đặc biệt là Hezbollah ở Lebanon.
Trong những năm 1980, mối quan hệ giữa Israel và Iran càng trở nên căng thẳng khi Hezbollah, với sự "chống lưng" của Israel, đã tiến hành nhiều cuộc tấn công vào Israel. Những thương vong và thiệt hại từ những cuộc đụng độ đẫm máu này càng khiến sự thù địch cua Israel với Iran tăng cao.
Khi Israel can thiệp tình hình Lebanon và tiến quân vào miền Nam Lebanon năm 1982, ông Khomeini cử lực lượng vệ binh cách mạng của Iran tới Beirut để hỗ trợ lực lượng dân quân Hồi giáo dòng Shiite Hezbollah. Mối bất hòa giữa Israel và Hezbollah gay gắt đến tận ngày nay.
Từ sau cách mạng Hồi giáo Iran, Iran và Tehran công khai phản đối nước kia. Tuy nhiên, hai bên lại có hợp tác bí mật trong giai đoạn chiến tranh Iran-Iraq nổ ra năm 1980, dựa trên thực tế là cả hai bên đều coi Iraq là kẻ thù và muốn ngăn Baghdad sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Do quan hệ với Mỹ ngày càng tuột dốc mà quân đội Iran khi đó chủ yếu sử dụng vũ khí mua của Mỹ (từ những năm 1950-1970), nên họ cần tìm bên cung cấp vũ khí tương thích để phục vụ chiến sự với Iraq. Một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Tel Aviv (INSS) thực hiện cho thấy, Israel đã cung cấp cho Iran số vũ khí trị giá 500 triệu USD trong 3 năm đầu cuộc chiến Iran - Iraq. Hợp tác bí mật đó giúp hai bên hạn chế hành động thù địch nhắm vào đối phương.
Đến lúc "kẻ thù chung" Iraq suy yếu, chiến tranh Iran - Iraq kết thúc năm 1988, Tehran và Tel Aviv không giữ được động lực duy trì hợp tác bí mật nữa. Bên cạnh đó, vấn đề Palestine dần trở thành vấn đề chung của tất cả người Hồi giáo chứ không chỉ người Arab, còn Iran định hình họ là lãnh đạo của cộng đồng Hồi giáo Trung Đông trong nỗ lực hỗ trợ người Palestine.
Từ những năm 2000 trở về đây, căng thẳng giữa Israel và Iran không hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Iran phát triển chương trình hạt nhân khiến Israel lo ngại về khả năng quốc gia đối địch sở hữu vũ khí hạt nhân. Vì vậy, Israel hành động bằng cách tiến hành nhiều cuộc tấn công mạng và ám sát các nhà khoa học hạt nhân của Iran nhằm mục đích ngăn chặn chương trình này.
Israel cáo buộc Iran tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân, mở rộng ảnh hưởng thông qua các lực lượng quân sự bên ngoài lãnh thổ, gây phương hại cho Israel trên nhiều mặt trận, ví dụ như gây sức ép lên biên giới phía Bắc Israel từ Syria và Lebanon (thông qua các nhóm dân quân, nổi bật là Hezbollah), can dự dòng chảy ở Biển Đỏ (thông qua Houthi) và Dải Gaza (thông qua Hamas).
Israel cũng cáo buộc Iran và Hezbollah đứng sau các vụ đánh bom nhắm vào sứ quán Israel và một cơ sở khác của người Do Thái ở Buenos Aires (Argentina) năm 1992 và 1994, khiến hàng chục người chết.
Với cách tiếp cận đó, Israel tuyên bố dùng mọi cách để chống Iran. Cuộc đối đầu không chính thức đó thể hiện rõ nhất ở Syria.
Sau khi nội chiến Syria nổ ra năm 2011 dẫn đến sự ra đời của các nhóm cực đoan, chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã đề nghị đồng minh Iran triển khai lực lượng giúp đỡ. Tuy nhiên, Israel coi sự hiện diện của Iran ở Syria là mối đe dọa an ninh. Một thập kỉ qua, Israel đã hàng trăm lần khai hỏa tên lửa vào các cơ sở quân sự liên quan đến Iran hoặc các nhóm dân quân thân Iran ở Syria, kéo theo các đợt pháo kích trả đũa từ lãnh thổ Syria vào Israel.
Ngoài ra, Tel Aviv vướng nhiều cáo buộc tiến hành tấn công mạng; đứng sau các cuộc ám sát nhắm vào giới tinh hoa và các nhà khoa học hàng đầu Iran.
Năm 2012, Israel bị tố đứng sau vụ đánh bom khiến nhà khoa học hạt nhân Iran Mostafa Ahmadi-Roshan thiệt mạng ở Tehran, theo Times of India. 9 năm sau, Israel vướng cáo buộc hạ sát nhà khoa học hạt nhân Mohsen Fakhrizadeh; tháng 5/2022 là vụ ám sát đại tá Sayad Khodayee, một lãnh đạo của IRGC cũng tại Tehran; tháng 12/2023, Iran tìm ra chứng cứ cho thấy Israel tấn công tên lửa ở Damascus khiến tướng Sayyed Razi Mousavi, cố vấn quân sự cấp cao thuộc IRGC, thiệt mạng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.