“Đối thoại tháng ba” là mô hình do Sở Nội vụ đề xuất
lãnh đạo TP.Đà Nẵng nhằm thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về thực hiện Chiến lược phát triển Thanh niên Việt Nam. Theo đó, diễn đàn này được tổ
chức thường niên, vào tháng 3 hàng năm để lãnh đạo thành phố gặp gỡ, đối thoại
với các đại biểu tổ chức thanh niên trên địa bàn.
Để xây dựng Đà Nẵng trở thành “thành phố đáng sống” phụ thuộc phần lớn vào lực lượng thanh niên, thế hệ trẻ kế cận. Ảnh: Internet
Diễn đàn đối thoại năm nay có tên gọi “Đối thoại tháng ba: Vai trò của thanh niên trong
phát triển kinh tế - xã hội” do Sở Nội vụ thành phố phối hợp với
Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức và
đồng chí Trần thọ - Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, Chủ tịch
HĐND thành phố đích thân chủ trì.
Với mục đích tạo diễn đàn cầu nối để lãnh đạo thành phố
và các cơ quan chức năng chia sẻ, lắng
nghe, nắm bắt nhu cầu… nội dung buổi đối thoại chủ yếu xoay quanh những vấn đề lớn
trong phát triển kinh tế - xã hội của thành
phố mà thanh niên quan tâm như chính sách phát triển kinh tế, an sinh xã hội, phát triển
nguồn nhân lực, đào tạo nghề…
Một trong nhiều câu hỏi
mà đại biểu các tổ chức thanh niên đặt ra là đánh giá chủ quan của lãnh đạo
thành phố khi báo chí và bạn bè nhiều tỉnh thành ưu ái gọi Đà Nẵng là “thành phố
đáng sống”. Và Đà Nẵng đã phải là “thành phố đáng sống” chưa khi thực tế có
không ít lực lượng trẻ luôn tìm cách rời quê nhà để vào Nam, ra Bắc lập nghiệp…
Về những vấn đề này, ông
Trần Thọ cho rằng, Đà Nẵng hiện chỉ đang hướng tới để xây dựng nên một thành phố
sống tốt và bản thân ông cũng thích dùng cụm từ này hơn là “thành phố đáng sống”.
Theo Bí thư thành uỷ,
thành phố đáng sống phải là thành phố chăm lo được cho mọi tầng lớp nhân dân từ những nhu cầu
cơ bản nhất:
Ăn, ở, đi lại, học hành,
chữa bệnh, vui chơi giải trí. Và “thành phố
đáng sống” là thành phố không chỉ thanh bình mà còn thái bình.
“Nhìn lại các
tiêu chí này, Đà Nẵng vẫn chưa đạt đến ngưỡng đó. Bởi thu nhập bình quân đầu
người Đà Nẵng so với các nước trong khu vực còn thua xa (2.600 USD/người/năm);
thành phố vẫn còn 818 ngôi nhà đang xuống cấp; Vẫn còn người nghiện ma tuý…”, ông Thọ khẳng định như
thế Đà Nẵng chưa thể là thành phố đáng sống.
Theo ông Thọ, để xây dựng
Đà Nẵng ngày một hoàn thiện, phát triển và có trở thành “thành phố đáng sống”
hay không phụ thuộc phần lớn vào lực lượng thanh niên, thế hệ trẻ kế cận. Cũng
giống như việc Đà Nẵng vừa đón nhận tin vui, quay trở lại dẫn đầu cả nước về chỉ
số năng lực canh tranh PCI.
Ông Trần Thọ cho rằng “Đẳng cấp mới là mãi mãi, còn phong độ chỉ là nhất thời” vì thực tế, đã có lúc Đà Nẵng cũng từng giữ vị trí quán quân về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong ba năm liên tiếp 2008-2010, nhưng sau đó tụt xuống một cách thảm hại, thứ 12 năm 2012. Vì vậy, để duy trì, giữ cho được vị trí này và phát triển hơn nữa không chỉ là trách nhiệm của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng mà lực lượng thanh niên, đội ngũ tri thức trẻ cũng có vai trò lớn không kém.
Cũng tại buổi đối thoại sáng 26.3, Bí thư Thành uỷ tặng cho 83 đại biểu
thanh niên 2 quyển sách: Quyển kỷ yếu Hoàng Sa do UBND huyện Hoàng Sa biên soạn
và quyển Hồi ký “Gia đình, bạn bè và đất nước” của nguyên Phó chủ tịch nước
Nguyễn Thị Bình. Món quà như một thông điệp nhắn gửi tuổi trẻ Đà Nẵng hãy sống
có mục đích, có lý tưởng và trọn lòng tin và tương lai đất nước.
|
Xuân Trang (Xuân Trang)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.