Cầu quay Sông Hàn. Ảnh: Người Đưa Tin
Cầu Sông Hàn mang đậm dấu ấn của ông Nguyễn Bá Thanh khi làm bừng tỉnh một vùng đất phía đông TP.Đà Nẵng. Cây cầu thể hiện suy nghĩ dám nghĩ-dám làm của ông Nguyễn Bá Thanh. Những ngày đầu chia tách tỉnh, cây cầu quay Sông Hàn đã được khởi công bằng tiền đóng góp của doanh nghiệp và người dân.
Năm 2000, cầu Sông Hàn được đưa vào hoạt động, hình ảnh của những xóm nhà xập xệ ven biển quận Sơn Trà và những gia đình sống mưu sinh, chen chúc trên những con thuyền nhỏ từ bao đời dần lùi vào dĩ vãng. Sự đổi thay kỳ diệu này không chỉ làm cho nhiều người dân nơi đây mà cả nước cũng ngỡ ngàng. Hơn 60,78 km2 diện tích bờ Đông sông Hàn bừng tỉnh sau đó. Cầu quay Sông Hàn nhanh chóng trở thành biểu tượng mới cho hình ảnh một Đà Nẵng với sức bật mới xóa đi sự cách biệt giữa hai bờ Đông-Tây.
Cầu Thuận Phước. Ảnh: Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam
Năm 2009, cầu Thuận Phước, cây cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam bắc qua eo biển Đà Nẵng được đưa vào sử dụng đã nối dài từ đường Nguyễn Tất Thành đến Đại lộ Hoàng Sa rồi Trường Sa, làm đòn bẩy đánh thức đô thị trẻ Đà Nẵng vươn ra biển.
Cầu Rồng. Ảnh: Danangplus
Cầu Rồng cũng là mong ước của ông Nguyễn Bá Thanh khi muốn đưa thành phố trẻ Đà Nẵng “hóa rồng” vươn ra biển.
Cầu Trần Thị Lý. Ảnh: Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam
"Một cánh buồn no gió - cầu Trần Thị Lý mới” được khởi công từ năm 2010 tiếp tục thể hiện dấu ấn của ông Nguyễn Bá Thanh trong khát vọng đưa Đà Nẵng vươn mình đi lên.
Dãy nhà chung cư 5 tầng ở quận Liên Chiểu. Ảnh: ANTT
Nằm bên con đường ven biển xinh đẹp Đà Nẵng, 4 dãy nhà chung cư 5 tầng thuộc phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) là nơi sinh sống của 144 hộ dân. Những người làm chủ các căn hộ nơi đây đều là chị em phụ nữ. Mỗi người một hoàn cảnh, số phận nhưng đều có một điểm chung là phụ nữ nghèo đơn thân. Công trình ghi đậm dấu ấn của ông Nguyễn Bá Thanh.
Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, công trình tâm huyết của ông Nguyễn Bá Thanh dành cho bệnh nhân nghèo. Ảnh: Người Đưa Tin
Các khu dân cư mới như Liên Chiểu, Hòa Xuân, Thanh Khê, Sơn Trà… đều mang dấu ấn của ông Nguyễn Bá Thanh, người kiến trúc sư trưởng của thành phố Đà Nẵng. Ảnh: Báo Đà Nẵng
Bộ mặt đô thị Đà Nẵng thay đổi từng ngày. Ảnh: Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam
Từ khi đô thị Đà Nẵng chỉ là một thành phố nhỏ, chật hẹp, chia tách khỏi tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng với nguồn lực kinh tế hạn chế; với vai trò người đứng đầu, ông Nguyễn Bá Thanh đã vận dụng tối đa chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” khiến bộ mặt Đà Nẵng thay đổi từng ngày.
Trong việc mở rộng đường Phan Thanh (quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng), bằng sự tâm huyết mong muốn cho Đà Nẵng phát triển, ông Thanh đã không ngại ngồi nghe ý kiến người dân rồi giải thích, diễn giải thiệt hơn đến mức nhân dân hai bên đường sẵn sàng hiến đất, không nhận tiền đền bù hoặc chỉ nhận hỗ trợ mộtphần kiến trúc cổng ngõ, tường rào để đường phố thông thoáng hơn.
Từ thắng lợi đó, các con đường chật chội, nhếch nhác như: Đống Đa, Điện Biên Phủ, Lê Duẩn, Quang Trung, Hoàng Diệu… được làm mới hiện đại, thông thoáng. Thuận lòng dân, Đà Nẵng thực sự “lột xác”. Phố xá thênh thang, hạ tầng đầy đủ… cứ vậy mở ra. Chỉ trong vòng 10 năm, Đà Nẵng đã đổi thay gần như hoàn toàn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.