Đại đức Thích Trúc Thái Minh có tiếp tục trụ trì ở chùa Ba Vàng?

P.V Thứ ba, ngày 26/03/2019 12:40 PM (GMT+7)
Sau vụ việc "gọi vong, thỉnh oan gia trái chủ" tại chùa Ba Vàng, câu hỏi đặt ra là đại đức Thích Trúc Thái Minh (người được nhân dân và chính quyền thỉnh về) có tiếp tục được làm trụ trì chùa Ba Vàng hay không? 
Bình luận 0

Bộ Công an làm rõ vụ 'thỉnh vong' tại chùa Ba Vàng Trung tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng Bộ Công an, cho biết các lực lượng đang làm rõ vụ việc tại chùa Ba Vàng, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ xử lý nghiêm.

img

Ông Nguyễn Mạnh Hà. Ảnh VNE

Kết thúc Hội nghị thông tin báo chí về vụ việc "gọi vong, thỉnh oan gia trái chủ" tại chùa Ba Vàng sáng nay (26.3), ông Lê Mạnh Hà-Chủ tịch TP Uông Bí khẳng định: "Hiện nay chúng tôi tiếp tục theo dõi chặt chẽ các hoạt động tại chùa Ba Vàng".

Ông Hà cho biết, cơ quan công an vẫn đang thu thập chứng cứ về các hành vi, đặc biệt là hành vi vi phạm hình sự. Chúng tôi đề nghị TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quy chế hoạt động giáo hội của chùa Ba Vàng. Hành vi của chùa Ba Vàng đã làm ảnh hưởng đến niềm tin tôn giáo của người dân"-ông Hà nói.

img

Trụ trì chùa Ba Vàng Thích Trúc Thái Minh.

Về câu hỏi đại đức Thích Trúc Thái Minh được nhân dân và chính quyền thỉnh về thì sau vụ việc này, địa phương có mong muốn tiếp tục sư Minh làm trụ trì chùa Ba Vàng hay không? 

Chủ tịch TP Uông Bí nói "phải chờ kết quả của cơ quan điều tra đến đâu thì mới đưa ra câu trả lời được".

Trước câu hỏi về vị trí trụ trì của Đại đức Thích Trúc Thái Minh, ông Nguyễn Mạnh Hà cho biết, trước đây chùa Ba Vàng là một phế tích, được đầu tư như ngày nay là công lao của phật tử và du khách.

'Việc bổ nhiệm sư thầy không đủ bằng cấp là việc của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chúng tôi không có ý kiến. Về số tiền thực sự thu tại Ba Vàng là bao nhiêu, chính quyền, nhân dân đều muốn một cơ chế để công khai minh bạch đóng góp tại cơ sở di tích', ông Hà nói.

Về việc vì sao sự việc diễn ra nhiều năm nhưng chỉ đợi đến khi báo chí vào cuộc điều tra mới phát hiện ra, trong khi lực lượng an ninh văn hoá đông đảo lại không phát hiện ra như vậy? 

Ông Nguyễn Mạnh Hà nói thời gian qua chính quyền không nhận được thông tin ai bị cưỡng ép phải nộp tiền vào chùa để cúng vong mà đều là tự nguyện cúng dường vào chùa. Suốt quá trình công tác, ông nhận thức các di tích, lễ hội đều nằm trong quản lý của nhà nước, nên các hoạt động ở đây đều phải tuân thủ quy định pháp luật. Nếu bị phát hiện các vi phạm thì đều bị xử lý công bằng trước pháp luật. 

Ông chia sẻ và cảnh báo người dân, đối với những hoạt động tín ngưỡng thông thường, truyền thống, cần phải tuân thủ. Niềm tin với các tôn giáo là công bằng. Chính quyền đối xử công bằng với các tôn giáo. Nhưng hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi các gia đình khó khăn, bệnh tật là rất đáng lên án. Chúng ta cần đấu tranh công khai để loại trừ hoạt động này, để tôn giáo, tín ngưỡng phải là động lực phát triển xã hội.

Còn việc vì sao việc tuyên truyền thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ diễn ra rầm rộ trên mạng, tại sao chính quyền không biết và không xử lý, ông Nguyễn Mạnh Hà cho biết ngày đó (năm 2015) sư trụ trì không thừa nhận các hoạt động trên. Chùa Ba Vàng cố tình che giấu việc "thỉnh vong". Nếu có thì nhà chùa kiểm soát rất kỹ, nhưng khám người, thu máy ghi âm, ghi hình nên để phát hiện ra đủ cơ sở xử lý rất khó khăn với nhà chức trách.

Ông Hà thông tin, cơ quan công an đang thu thập chứng cứ làm rõ có hay không hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của bà Phạm Thị Yến và các cá nhân liên quan. 

Trước đó, gần một tuần qua, dư luận xôn xao sau phóng sự của báo Lao Động phản ánh hoạt động "thỉnh vong", "gọi hồn" tại chùa Ba Vàng. Ai muốn thoát nạn thì phải “trả nợ” cho vong từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng thông qua hình thức công đức vào nhà chùa. Mỗi năm chùa Ba Vàng thu hàng trăm tỷ đồng từ hoạt động này.

Phóng sự cho thấy chùa Ba Vàng có đủ cách để "hút" tiền từ các phật tử, thông qua hình thức đưa tiền mặt hoặc chuyển khoản, thậm chí trả góp. Với những người không có tiền, chùa nhận vào làm việc không công, gọi là "làm công quả".

Ngay sau đó, Bộ VHTT&DL, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan chức năng có công văn chỉ đạo làm rõ vụ việc. Tỉnh Quảng Ninh yêu cầu TP Uông Bí thông tin cho các cơ quan báo chí biết kết quả giải quyết, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 25.3.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem