Đại hội đại biểu DTTS cấp tỉnh, huyện lần thứ 2: Đợt sinh hoạt chính trị quan trọng

Lê San (thực hiện) Thứ năm, ngày 12/06/2014 06:38 AM (GMT+7)
Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh, huyện lần thứ II năm 2014 đang diễn ra tại các địa phương. Nhân dịp này, phóng viên NTNN đã trao đổi với bà Nguyễn Thị Tư (ảnh)- Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số (Uỷ ban Dân tộc ) xung quanh việc tổ chức đại hội. 
Bình luận 0

Bà có thể điểm lại một số kết quả đã đạt được từ Đại hội DTTS lần thứ I đến nay?

- Đại hội đại biểu DTTS lần thứ I (2010) thực sự là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng; là niềm tự hào của đồng bào các DTTS trước sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với chính sách đại đoàn kết dân tộc và tiếp tục khẳng định đường lối, chính sách dân tộc nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Đây là kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam đầu tiên kể từ khi đất nước thống nhất (năm 1975).

img
Bà Nguyễn Thị Tư - Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số (Uỷ ban Dân tộc )
 

 

Trong suốt gần 5 năm qua, thành công của Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ I đã là nguồn động viên, cổ vũ to lớn, tạo ra phong trào thi đua lao động sản xuất, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng ở vùng đồng bào các DTTS Việt Nam. Các đại biểu DTTS đã hăng hái thi đua sản xuất, xoá đói giảm nghèo. Có rất nhiều tỉnh sau đó đã tổng kết, thực hiện rất tốt quyết tâm thư của đại hội, đưa ra thành chương trình hành động của các huyện.

Đại hội đại biểu DTTS lần này sẽ có những điểm gì mới so với Đại hội lần I, thưa bà?

- Điểm mới khác biệt của đại hội lần này là theo Nghị định 05 về công tác dân tộc của Chính phủ có quy định rõ, sau đại hội lần thứ I (2010), Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam sẽ được tổ chức định kỳ 10 năm 1 lần và Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh, huyện được tổ chức định kỳ 5 năm 1 lần.

Đại hội đại biểu các DTTS thứ II năm 2014 diễn ra ở các cấp tỉnh và huyện, đây cũng là thời điểm năm đầu tiên thực hiện Hiến pháp 2013, có bổ sung những mục mới về quyền của người DTTS. Đây là một sự kiện quan trọng. Báo cáo chính trị tại đại hội lần này sẽ tập trung đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm (2009-2014); kết quả xoá đói giảm nghèo của cấp huyện, xã, hộ nghèo, nhóm dân tộc trên địa bàn; những nguyên nhân khách quan, chủ quan, hạn chế yếu kém tại các địa phương có tỷ lệ giảm nghèo chậm; kết quả xây dựng nông thôn mới, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, chống di cư tự do trong vùng DTTS... Báo cáo cũng tập trung xây dựng phương hướng nghiên cứu thực hiện quyết tâm thư và chương trình hành động của Đại hội lần thứ II (2014 - 2019).

Theo đúng lộ trình, Đại hội đại biểu DTTS các cấp huyện và tỉnh diễn ra từ tháng 5.2014 và hoàn thành trước ngày 31.12.2014.
Với định hướng tổ chức trên tinh thần tiết kiệm, đại hội lần này sẽ không phô trương, hình thức nhưng phải trang trọng, hiệu quả, phải tuỳ thuộc vào tình hình cân đối ngân sách của các địa phương. Dự kiến có 47 tỉnh tổ chức đại hội 2 cấp; 3 tỉnh tổ chức đại hội 1 cấp và gần 350 huyện tổ chức đại hội.

 

Vậy UBDT đã có những hướng dẫn chỉ đạo gì để đại hội các cấp tiến hành đúng tiến độ và hiệu quả, thưa bà?

- Căn cứ theo Nghị định 05 về công tác dân tộc, đại hội đại biểu DTTS cấp tỉnh, huyện được tổ chức 5 năm 1 lần. UBDT đã sớm có hướng dẫn gửi 52 tỉnh, thành phố đủ điều kiện tổ chức đại hội, cách thức tổ chức đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh, cấp huyện lần thứ II năm 2014. Đại hội đã có những bước chuẩn bị chu đáo hơn so với lần thứ I. Tới nay đã có 36/52 tỉnh, thành thành lập Ban chỉ đạo đại hội. 17 huyện tổ chức đại hội, trong đó có 2/2 huyện của tỉnh Thừa Thiên- Huế, 14/16 huyện của tỉnh Gia Lai, 1/8 huyện của tỉnh Điện Biên. Tại tỉnh Bắc Giang trong tháng 5.2014 đã tổ chức hội nghị đại biểu tại một số xã làm điểm để làm cơ sở chuẩn bị tốt và thành công cho đại hội cấp huyện, cấp tỉnh sắp tới.

Xin cảm ơn bà!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem