đạm hà bắc

  • Trả lời về tình trạng của 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ ngành Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ (Ethanol Phú Thọ), trong quá trình đầu tư có sai về địa điểm, sai về các phương án kinh doanh nên dự án này kinh doanh không có hiệu quả và sẽ phải xem xét tổ chức phá sản.
  • "Quả đấm thép" Đạm Hà Bắc, 1 trong 4 dư án thua lỗ của Vinachem và là 1 trong 12 đại dự án thua lỗ của Bộ Công Thương, tiếp tục ghi nhận bức tranh kết quả kinh doanh “bết bát” khi lỗ thêm 100 tỷ đồng trong quý III do chi phí lãi vay lớn. Theo đó, 9 tháng đầu năm Đạm Bắc Hà lỗ ròng 268 tỷ và lỗ luỹ kế gần 2.600 tỷ.
  • Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) được chuyển giao về “Siêu ủy ban” quản lý 2,3 triệu tỷ với con số lỗ lũy kế hơn 802 tỷ đồng, 4 dự án thua lỗ nghìn tỷ và khoản nợ khó đòi hơn 1.200 tỷ đồng với Đạm Ninh Bình. Đây sẽ là bài toán khó giải của "Siêu uỷ ban" quản lý 2,3 triệu tỷ và chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh khi Vinachem chuyển về.
  • Nói về Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (PVTEX), thứ trưởng bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng, cho biết tưởng chừng phải bán sắt vụn nhưng nay đã có sức sống khi vận hành trở lại 3 dây chuyền của phân xưởng sợi Filament từ ngày 20.4.2018.
  • Nhắc tới giải pháp xử lý dứt điểm 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ ngành Công Thương, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), cho rằng có những dự án bán không được phải chấp nhận phá sản, giải thể vì nếu giữ lại những dự án không hiệu quả cũng không hề tốt cho nền kinh tế.
  • "Ôm" 4 Công ty thua lỗ nghìn tỷ là Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc; Công ty CP DAP – Vinachem; Công ty CP DAP số 2 – Vinachem, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đang phải "gánh" hơn 38 nghìn tỷ đồng khoản nợ phải trả và lỗ luỹ kế hơn 872 tỷ đồng.
  • Trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đến nay đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi là nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 – Hải Phòng và nhà máy thép Việt Trung, 4 dự án còn lại đã từng bước giảm lỗ và hoạt động sản xuất kinh doanh dần đi vào ổn định.
  • Nợ phải trả của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) tính tới cuối năm 2017 là hơn 38.000 tỷ đồng trong đó nợ vay và nợ thuê tài chính là hơn 28.800 tỷ đồng, nợ vay lớn dẫn đến áp lực trả lãi lớn. Song Vinachem vẫn rót thêm hàng trăm tỷ đồng cho dự án Đạm Ninh Bình hiện vẫn đang nằm trong danh sách 12 đại dự án thua lỗ nghìn tỷ.
  • Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho thấy đại dự án thua lỗ nghìn tỷ Đạm Ninh Bình đến 31.12.2016 số lỗ luỹ kế 3.197 tỷ đồng, kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2017 lỗ 386,94 tỷ đồng. Còn Dự án Nhà máy Đạm Hà Bắc đến hết tháng 6.2017, số lỗ lũy kế của đơn vị 2.035 tỷ đồng.
  • Mặc dù được hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về chính sách và vốn, nhưng 4 dự án thua lỗ nghìn tỷ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vẫn còn khó khăn trong việc vay vốn. Tuy vậy, kết quả kinh doanh cho thấy số lỗ đã giảm.