Bưởi có rất nhiều công dụng và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu ăn sai cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tử vong. Cần tránh ăn bưởi khi đang đói, suy thận, uống rượu, hút thuốc... và cả khi đang uống thuốc tránh thai.
Trong bưởi có chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Bưởi nghèo calo nhưng lại chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C, vitamin A cùng nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Thường xuyên ăn bưởi sẽ giúp giảm cân, chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể chống lại stress, các bệnh liên quan với hen suyễn và viêm khớp… Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng hoặc ăn bưởi không đúng cách có thể khiến cho lợi ích của nó giảm xuống đáng kể, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe.
Dưới đây là những lưu ý cần tránh khi ăn bưởi để không rước bệnh và gây hại cho cơ thể:
Ăn khi đói để giảm cân
Do bưởi chứa rất ít calo nên luôn có mặt trong thực đơn giảm cân của chị em phụ nữ. Tuy nhiên lạm dụng quá nhiều có thể gây hại cho dạ dày. Trong 1 quả bưởi có chứa đến 14 – 15% axit citric, nếu ăn quá nhiều đặc biệt là lúc đói có thể tổn hại cho dạ dày, tốt nhất ăn bưởi ngay sau khi ăn cơm để thúc đẩy hệ tiêu hóa, ổn định lượng cholesterol trong cơ thể lại giảm cân hiệu quả.
Nếu bạn có thói quen ăn sáng, ăn trưa bằng bưởi để giữ eo thì cần thay đổi ngay để tránh những hậu họa khôn lường
Ăn sau khi uống rượu, hút thuốc
Nhiều nam giới có thói quen ăn trái cây ngay sau khi uống rượu hoặc hút thuốc để khử mùi khó chịu trong hơi thở. Bạn có thể chọn việt quất, nho, cam, táo,… chứ đừng ăn bưởi hoặc uống nước bưởi.
Do chúng có chứa chất Pyranocoumarin làm tăng cường chuyển hóa cytochromes P450 làm tăng độc tính của thuốc lá, nicotin, ethanol gây hại lớn đến sức khỏe.
Ăn khi bị tiêu chảy, tiêu hóa kém
Theo Đông Y, bưởi là hoa quả có tính lạnh đặc biệt khắc với những người bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa kém. Khi cơ thể đang mệt mỏi mà ăn bưởi có thể bị hạ nhiệt quá mức gây ra triệu chứng đau bụng
Ăn khi đang sử dụng thuốc
Các bệnh nhân đang sử dụng thuốc thường tẩm bổ cho bản thân các loại quả tươi để cung cấp vitamin, khoáng chất tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên phải dựa vào tình trạng bệnh để biết bạn có được ăn dâu tây, mận, nho, đào,… hay không
Nếu đang uống thuốc chống dị ứng nhất định tốt hơn hết là không ăn và uống nước ép bưởi, nhẹ có thể đau đầu, tim đập nhanh, … nguy hiểm có thể dẫn đến đột tử. Bưởi khi kết hợp với một số thành phần như: Dung dịch Cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride,.. rất dễ gây ra các tác dụng phụ.
Ăn khi mắc bệnh về tiêu hóa
Bưởi tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Người bị rối loạn tiêu hóa ăn bưởi sẽ khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Trong bưởi chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C, người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên ăn bưởi bởi trong bưởi chứa acid, các chất hữu cơ làm tăng acid trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng, nhất là bưởi chua.
Ăn khi bị suy thận
Bệnh nhân suy thận, nếu không kiểm soát lượng kali ăn vào thì dễ xảy ra hiện tượng kali máu tăng cao, bệnh nhân có thể tử vong do loạn nhịp tim. Mà bưởi là loại trái cây giàu kali, do đó, người mắc bệnh thận không nên ăn.
Hóa chất tự nhiên có trong quả bưởi là furanocoumarin có thể tương tác với thuốc tránh thai, kìm hãm sự chuyển hóa của estrogen, làm tăng nồng độ estradiol và tác dụng phụ của thuốc tránh thai dẫn đến có thai ngoài ý muốn. Do đó, nếu đang uống thuốc tránh thai là bạn nên tránh xa bưởi để tránh bị vô hiệu hóa tác dụng tránh thai của thuốc, nhất là với bưởi chùm, loại quả này sẽ làm giảm quá trình “mất” estrogen, tăng tác dụng phụ của thuốc tránh thai như đau ngực và máu đông.
Ăn khi uống thuốc điều trị huyết áp cao
Người bị bệnh huyết áp cao, trong quá trình sử dụng thuốc hạ huyết áp không nên ăn bưởi hoặc uống nước bưởi, vì sẽ trở thành dùng quá nhiều thuốc hạ huyết áp, khiến huyết áp giảm đột ngột, gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Ăn khi uống thuốc chống dị ứng terfenadine
Trong thời gian dùng thuốc chống dị ứng terfenadine, nếu ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt, đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, thậm chí có thể tử vong.
Ăn khi uống thuốc hạ mỡ máu
Không dùng bưởi khi đang uống thuốc hạ mỡ máu nhóm statin vì nước bưởi có chứa một chất hóa học có thể liên kết với các enzyme phá vỡ statin trong hệ thống tiêu hóa.
Đặc biệt với những người sử dụng thuốc giảm cân sau đó ăn bưởi hay uống nước ép bưởi sẽ gây nên hiện tượng bị đau cơ, nguy hại đến thận, mắc các bệnh về thận.
Một số thành phần khi kết hợp với bưởi có thể gây ra tác dụng phụ như: Cyclosporine, caffeine, canxi đối kháng, cisapride… Uống một cốc nước ép bưởi, cùng với các thành phần có chứa trong thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng cùng nhau trong vòng 24 giờ đồng hồ.
Ăn khi chức năng gan kém
Bưởi có chứa một hoạt chất có khả năng ức chế một loại enzyme trong đường ruột, khiến quá trình chuyển hóa bình thường bị xáo trộn, ảnh hưởng đến quá trình giải độc gan, làm hỏng chức năng gan và gây ra các phản ứng bất lợi khác, thậm chí gây ngộ độc.
Ăn bưởi cùng gan lợn
Trong gan lợn có chứa đồng, sắt, kẽm… nếu như kết hợp với vitamin C trong bưởi, sẽ làm tăng tốc độ oxy hóa kim loại, đồng thời làm mất giá trị dinh dưỡng vốn có.
Ăn bưởi cùng với cua
Nếu ăn bưởi với cua cùng nhau thì dạ dày sẽ bị kích thích, đau bụng và nôn mửa.
Bưởi thích hợp ăn cùng thịt gà có tác dụng ôn trung, ích khí, bổ phổi, tiêu đờm, ngừng ho; ăn cùng dạ dày lợn tốt cho tì vị, tốt cho người đau dạ dày, viêm loét miệng, nhiều đờm, chán ăn, suy nhược do hư hàn.
Những công dụng của quả bưởi
1. Giàu Vitamin C
Là thành viên của gia đình họ nhà cam quýt, bưởi cũng là một nguồn bổ sung lượng Vitamin C tuyệt vời và làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Bưởi còn là một quả chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại stress và các bệnh liên quan đến hen suyễn và viêm khớp…
2. Ngăn ngừa sỏi thận
Bưởi có một hợp chất có tên là d-limonene giúp ngăn ngừa sự hình thành và làm tan sỏi thận. Trong nghiên cứu của tạp chí British Journal of Nutrition tìm thấy rằng phụ nữ uống nửa lít cho đến một lít nước bưởi mỗi ngày sẽ làm giảm nồng độ pH của nước tiểu, qua đó làm giảm nguy cơ phát triển của sỏi thận.
3. Giảm cholesterol
Một nghiên cứu gần đây đã được công bố trên tạp chí hóa học nông nghiệp và thực phẩm được thực hiện trên 60 bệnh nhân đã phẫu thuật tim.
Một nhóm người tham gia được thêm quả bưởi đào vào chế độ ăn uống, một nhóm khác được thêm bưởi vàng và nhóm thứ ba không thêm bất kỳ một loại bưởi nào vào chế độ ăn. Kết quả cho thấy rằng những người trong chế độ ăn được bổ sung bưởi đào sẽ giảm giảm chất béo và cholesterol. Cả hai loại bưởi đều giảm cholesterol toàn phần và cholesterol LDL một cách đáng kể trong vòng một tháng.
4. Phòng chống ung thư
Như chúng ta đã biết, ở trên bưởi rất giàu chất oxy hóa như vitamin C, nó góp phần làm giảm nguy cơ stress nguyên nhân có liên quan đến nhiều bệnh ung thư. Đồng thời theo một nghiên cứu gần đây đã cho thấy một hợp chất trong quả bưởi còn gọi là naringenin có hiệu quả chống lại ung thư tuyến tiền liệt, vì nó giúp sửa chữa những DNA bị hỏng trong các tế bào tuyến tiền liệt của con người. Trong những quả bưởi có màu đỏ còn có lycopene một chất chống oxy hóa khác.
Theo một nghiên cứu khoa học khác, bưởi còn chứa một chất được gọi là limonoids, nó giúp ngăn ngừa các khối u bằng cách thúc đẩy một lại enzyme tác động lên gan thúc đẩy đào thải chất độc ra ngoài cơ thế. Limonoids còn trợ giúp chống ung thư da, miệng, phổi, dạ dày. Múi bưởi có chứa glucarates, một loại phytochemical đã được các nhà khoa học chứng minh hiệu quả chống lại bệnh ung thư vú rất tốt.
5. Làm đẹp da
Với lượng vitamin A cao cùng với lượng vitamin C đặc tính chống oxy hóa khá cao, bưởi giúp duy trì đủ độ ẩm trong da, bảo vệ da khỏi bị khô, mụn trứng cá và nếp nhăn, bệnh vẩy nến.
6. Giảm cân
Bản thân bưởi không có chất béo, ngược lại có chứa một số enzyme giúp đốt cháy chất béo cao. Các nghiên cứu đã cho thấy chúng góp phần thay đổi nồng độ insulin, do đó ảnh hưởng đến tỉ lệ trao đổi chất cao.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.