• “Riêng với những người nợ thuế đã mất, tôi kiến nghị cần rà soát và xác định rõ người nợ thuế nào đã mất song người thừa kế vẫn phải nộp. Bởi theo quy định của Luật Thừa kế, không phải chết là hết nghĩa vụ, không có nghĩa là chết mà chúng ta hoàn toàn xóa khoản nợ. Đây không chỉ là tiền ngân tiền ngân sách Nhà nước mà là một vấn đề mang tính kỷ luật rất cao” ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng nói.
  • “Nhà đầu tư và người dân luôn mong muốn có môi trường kinh doanh ổn định. Việc sửa đổi, bổ sung 6 Luật thuế lần này làm cho nhà đầu tư và người dân sẽ băn khoăn liệu sau kỳ sửa đổi, bổ sung lần này thì chính sách thuế này sẽ tồn tại trong bao lâu nữa?”, PGS. TS Ngô Trí Long nhận xét.
  • “Với mức chịu thuế như vậy, trong bối cảnh thu nhập bình quân của người Việt Nam còn thấp. Ngoài phải lo cho đời sống hàng ngày còn phải chịu thêm thuế tài sản liệu có bảo đảm được cuộc sống không? Người làm chính sách cần biết khoan sức dân, để người dân có tiền. Có như vậy mới kích thích tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất”, PGS. TS Ngô Trí Long nói.
  • Nếu Luật thuế tài sản được áp dụng trong thực tiễn, thuế có thể đánh vào người không có thu nhập, không có khả năng nộp thuế mặc dù họ có tài sản được thừa kế hoặc tích lũy trong thời gian có thu nhập trước đây.
  • “Trong Luật thuế tài sản, chúng tôi quy định kể cả đất lấn chiếm, anh cũng phải nộp thuế. Nhưng việc anh nộp thuế, không có nghĩa Nhà nước thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp. Hai câu chuyện này rất khác nhau, không có nghĩa tôi nộp thuế thì tài sản đó là hợp pháp”, ông Phạm Đình Thi (Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính) thông tin tới báo chí.
  • Bộ Tài chính cho rằng, việc đánh thuế tài sản nhà trên 700 triệu hoặc 1 tỷ trở lên thì những nhà có giá trị dưới mức này không bị đánh thuế, đó là người sở hữu nhà có giá trị không lớn, có thu nhập thấp và trung bình, không điều tiết với nhà đơn sơ, thiếu kiên cố, nhà cấp 4, không điều tiết đối với hầu hết nhà tại nông thôn, nhà cấp 2.