-
Tiến sĩ Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính) cho rằng, Quốc hội có thể trì hoãn việc đánh thuế tài sản hoặc các loại thuế khác nhưng sớm hay muộn việc này vẫn sẽ xảy ra bởi “không gian tài khóa đã hết cửa”.
-
Một thành viên thuộc Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho biết cơ quan soạn thảo đã bỏ ngưỡng đánh thuế nhà mức 700 triệu đồng, và đang xây dựng dự thảo mới.
-
Với nhiều ý kiến trái chiều về dự án Luật thuế tài sản, mà bức xúc nhất là đề xuất đánh thuế nhà giá trên 700 triệu đồng và xe ô tô giá trên 1,5 tỷ đồng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có cuộc trao đổi với phóng viên các cơ quan báo chí nhằm chia sẻ thêm thông tin xung quanh việc xây dựng dự án Luật này.
-
Nếu Luật thuế tài sản được áp dụng trong thực tiễn, thuế có thể đánh vào người không có thu nhập, không có khả năng nộp thuế mặc dù họ có tài sản được thừa kế hoặc tích lũy trong thời gian có thu nhập trước đây.
-
“Trong Luật thuế tài sản, chúng tôi quy định kể cả đất lấn chiếm, anh cũng phải nộp thuế. Nhưng việc anh nộp thuế, không có nghĩa Nhà nước thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp. Hai câu chuyện này rất khác nhau, không có nghĩa tôi nộp thuế thì tài sản đó là hợp pháp”, ông Phạm Đình Thi (Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính) thông tin tới báo chí.
-
Bộ Tài chính cho rằng, việc đánh thuế tài sản nhà trên 700 triệu hoặc 1 tỷ trở lên thì những nhà có giá trị dưới mức này không bị đánh thuế, đó là người sở hữu nhà có giá trị không lớn, có thu nhập thấp và trung bình, không điều tiết với nhà đơn sơ, thiếu kiên cố, nhà cấp 4, không điều tiết đối với hầu hết nhà tại nông thôn, nhà cấp 2.
-
Đánh thuế tài sản không đưa vào Nghị quyết về cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM, nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu, trình Quốc hội ban hành Luật Thuế tài sản để áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc theo định hướng về cải cách hệ thống thuế quốc gia giai đoạn 2016-2020.