Đào tạo bóng đá trẻ, việc làm không bao giờ thừa

Hồ Công Thiết Thứ sáu, ngày 04/02/2022 10:10 AM (GMT+7)
Khi ĐT Trung Quốc thua ĐT Việt Nam trên sân Mỹ Đình chiều mùng một Tết Nhâm Dần (ngày 1/2), báo chí Trung Quốc đã mổ xẻ khá nhiều về thất bại này. Họ coi đây là trận thua tủi hổ nhất của bóng đá Trung Quốc trên đấu trường quốc tế.
Bình luận 0

Những người làm bóng đá Trung Quốc lại nhắc tới con số 1 vạn (10.000) cứ "đóng đinh" suốt hơn chục năm qua. Đây là con số trẻ thường xuyên tập bóng đá trên đất nước hơn 1 tỷ người.

Tờ Sohu nhận xét: "Bóng đá Trung Quốc những năm 1990 có 1 vạn trẻ em chơi bóng. Đến năm 2014, thống kê cho thấy vẫn chỉ có 1 vạn trẻ đá bóng. So sánh với một số nền bóng đá phát triển, tại Đức có ít nhất 200.000 trẻ em chơi bóng. Tại Anh, con số này trên dưới 1 triệu. Tại Nhật, có hơn 600.000. Tại Thái Lan, có 300.000 và tại Việt Nam, có hơn 100.000 trẻ em đá bóng".

Đào tạo bóng đá trẻ, việc làm không bao giờ thừa - Ảnh 1.

Đào tạo bóng đá trẻ là việc làm quan trọng với tất cả các nền bóng đá. Ảnh: SPORT

Riêng con số 100.000 trẻ em đá bóng ở Việt Nam không rõ họ lấy số liệu từ đâu. Dù đấy là con số đông gấp 10 lần Trung Quốc, nhưng thực tế trẻ em Việt Nam đá bóng, cũng đông xấp xỉ Thái Lan.

Tờ Sohu kết luận: " Sự chênh lệch này chính là nguyên nhân giúp Việt Nam có nguồn cầu thủ trẻ dồi dào và sẽ có ngày họ vượt qua Trung Quốc". 

Thực tế, thầy (HLV) dù giỏi đến mấy, nếu không có "bột" thì cũng khó gột nên "hồ". Từ nhiều năm nay, những người làm bóng đá tại Việt Nam luôn nhớ câu nhận định "Bóng đá Việt Nam xây nhà từ nóc" của HLV người Áo Alfred Riedl để tiếp thu và khắc phục.

Chưa có lúc nào như bây giờ, hệ thống đào tạo trẻ của Việt Nam đã được mở rộng khắp 3 miền. Dù gặp khó khăn vì dịch bệnh, VFF và các nhà tài trợ vẫn tổ chức các giải vô địch từ U11 đến U21, tạo nguồn cho bóng đá đỉnh cao.

Bên cạnh những trung tâm đào tạo trẻ như PVF, NutiFood, Hoàng Anh Gia Lai, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Viettel, Hà Nội T&T, Sông Lam Nghệ An… là hàng loạt những trung tâm đào tạo bóng đá trẻ ở các huyện, các tỉnh.

Tại Hà Nội, có trung tâm bóng đá Song Hà độc đáo trong việc kết hợp cùng Sở GDĐT, đào tạo bóng đá với việc giáo dục thể chất ở bậc phổ thông cơ sở và trung học.

Đào tạo bóng đá trẻ, việc làm không bao giờ thừa - Ảnh 2.

Trung tâm bóng đá Song Hà chú trọng việc đưa bóng đá vào học đường. Ảnh: C.T

Việc đưa bóng đá vào học đường ảnh hưởng tới nguồn thu của các trung tâm đào tạo, song kết quả cho nền bóng đá Việt Nam lại vô cùng to lớn, đủ để những người tâm huyết với bóng đá Việt Nam dồn hết trí lực cho nghĩa vụ cao cả này.

Không thể chậm trễ hơn nữa. Dân tộc có trường tồn, xã hội có phát triển, phải chăm lo đào tạo cho thế hệ trẻ ngay từ ngày hôm nay, cả trong giáo dục và trong phát triển thể chất, phát hiện năng khiếu cho thể thao nước nhà. Mọi khó khăn nếu có, chỉ là điều kiện để vượt khó trong sự nghiệp trồng người.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem