“Dậy sóng” chuyện hài Nam - hài Bắc

Huy Hoàng Thứ năm, ngày 26/01/2017 06:20 AM (GMT+7)
Sau phát ngôn gây sốc của MC Thành Trung, rất nhiều nghệ sĩ hài hai miền Nam - Bắc đã có những chia sẻ, thậm chí ý kiến bức xúc về cách phân biệt hài hai miền.
Bình luận 0

Gu thẩm mỹ khác nhau

Trong liveshow “Chàng hề xứ Quảng 2- Về quê” của Trường Giang diễn ra vào tối 1.12.2016, MC Thành Trung sau khi chứng kiến cảnh người dân đội áo mưa chờ đến giờ diễn trước cả hàng giờ, đã không khỏi xúc động bày tỏ: “Là một nghệ sĩ phía Bắc, tôi cảm nhận sự hạnh phúc của anh em nghệ sĩ miền Nam khi được đón nhận ủng hộ từ khán giả như vậy. Bởi chúng tôi là nghệ sĩ ở Hà Nội, đôi khi có những sô diễn mà nhìn xuống thấy chỉ 3-4 hàng ghế có khán giả".

Phát ngôn của MC Thành Trung ngay lập tức nhận được nhiều ý kiến phản hồi của người trong nghề và khán giả quan tâm hài kịch trong cả nước. Nghệ sĩ Quang Tèo, Trà My thẳng thắn cho biết phát ngôn của nam MC là không chính xác vì không tìm hiểu kỹ thực trạng biểu diễn của nghệ sĩ miền Bắc.

img

  Tiểu phẩm “Mất chiếc ví” do nghệ sĩ hài Vượng râu, Việt Hương, Xuân Nghĩa  biểu diễn.  T.L

Chia sẻ về phát ngôn gây bão của mình, MC Thành Trung cho hay không hề có ý so sánh tài năng hay sức hút của nghệ sĩ hài hai miền. Đồng thời, Thành Trung cũng khẳng định, anh tự hào là nghệ sĩ miền Bắc nhưng “sống” được ở sân khấu miền Nam. Nam MC cũng mong rằng phát ngôn của mình không tạo ra mâu thuẫn giữa các nghệ sĩ hài hai miền Nam – Bắc.

Thực tế, lâu nay hài miền Nam luôn có đông đảo người xem, mang lại tiếng cười sảng khoái, thoải mái cho khán giả, còn miền Bắc nghiêng về truyền tải thông điệp ý nghĩa trong tác phẩm. Khán giả miền Bắc thích hài theo kiểu “chất sâu cay”, xem hài xong về mấy ngày sau ngẫm vẫn thấy buồn cười. Trong khi khán giả miền Nam dễ tính hơn, chuộng những câu nói hóm hỉnh, cười sảng khoái, giải trí, xong rồi cũng nhanh quên...

Bản thân nghệ sĩ hài Quang Thắng cũng cho hay: “Khán giả miền Nam thì hiền hơn, họ không đòi hỏi cao, cứ thấy vui thì họ cười. Còn khán giả miền Bắc đòi hỏi cao hơn. Khán giả ở miền Nam đôi khi đến rạp không đơn thuần chỉ để xem hài mà có thể đến vì nghệ sĩ và nhiều lúc chưa cần diễn hài họ cũng đã cười rồi. Tôi đã từng làm việc chung với các nghệ sĩ hài miền Nam và thấy được sức sáng tạo của các anh chị trong đó rất lớn. Có thể họ vừa diễn thế này nhưng sau khi đạo diễn yêu cầu hoặc khán giả chưa vừa lòng là họ ngay lập tức có thể làm lại kiểu khác được ngay. Sự sáng tạo của nghệ sĩ hài miền Bắc còn chậm hơn so với các anh chị miền Nam”.

Hài Nam, hài Bắc có khác nhau?

Công bằng mà nói, nghệ sĩ miền Nam hiện nay có sức sáng tạo rất ghê gớm. Nghệ sĩ miền Bắc đôi khi ngủ quên trong những sự sáng tạo của mình nên thường tự phong cho mình là danh hài nọ, nghệ sĩ kia...”.
NSƯT Minh Hằng

Nghệ sĩ hài Quang Thắng cũng chia sẻ, không nên phân biệt hài Bắc, hài Nam, bởi như vậy sẽ thành, rất dễ gây nên mối  giữa hai miền. Và theo nghệ sĩ quê đất cảng, khi đã là nghệ sĩ thì ai cũng muốn làm tốt nhất phần việc của mình trên sân khấu.

NSƯT Minh Hằng cũng từng thừa nhận, về diễn xuất thì nghệ sĩ miền Bắc không thua kém gì miền Nam, chị đã xem rất nhiều hài kịch và phim hài của miền Nam và dĩ nhiên vẫn thích cái hài, câu chuyện của phía Bắc hơn. “Các đạo diễn miền Bắc thường xây dựng những câu chuyện có mở bài, thân bài, kết luận đầy đủ. Và các câu chuyện ấy sự sâu sắc, có sự hàn lâm và thâm thuý. Trong khi hài miền Nam thì tôi chẳng thấy hay gì cả, nhưng tôi rất yêu quý nghệ sĩ phía Nam. Các nghệ sĩ phía Nam cũng diễn rất giỏi nhưng chẳng mang lại cho tôi sự thú vị nào. Nhưng công bằng mà nói, nghệ sĩ miền Nam hiện nay có sức sáng tạo rất ghê gớm. Nghệ sĩ miền Bắc đôi khi ngủ quên trong những sự sáng tạo của mình nên thường tự phong cho mình là danh hài nọ, nghệ sĩ kia...”- NSƯT Minh Hằng  thẳng thắn bày tỏ.

Cũng bức xúc không kém nghệ sĩ hài Trà My và Quang Tèo, nghệ sĩ hài Hiệp “gà” đã phản ứng, khi hài Bắc bị chê là "thô cứng” và "ngày càng nhạt". Theo Hiệp “gà”, mỗi nghệ sĩ hài khi diễn đều mang một màu sắc riêng biệt. Nếu như ở Quang Thắng là tiếng cười to sảng khoái, thì ở Chí Trung lại là tiếng cười nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần dí dỏm. Ông trời phú cho mỗi người một con đường đi và khán giả cho họ một chỗ đứng riêng. Nghệ sĩ phía Nam có được nhiều cơ hội va chạm với khán giả hơn nghệ sĩ miền Bắc. Môi trường biểu diễn nghệ thuật ở miền Nam tốt nên có thể nghệ sĩ được khán giả yêu mến hơn, nhưng chưa hẳn các nghệ sĩ đó đã được khán giả miền Bắc yêu mến. Ngược lại, nhiều nghệ sĩ miền Bắc được khán giả yêu mến nhưng khi vào Nam lại không lấy được tiếng cười của mọi người, đó cũng là chuyện bình thường.

“Tôi nghĩ đó là vấn đề thuộc về phạm trù văn hoá và thị hiếu vùng miền. Chính văn hoá vùng miền khiến mỗi nghệ sĩ có những khoảng cách nhất định với khán giả” - Hiệp  “gà” nhận định”. /.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem