Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo chia sẻ của một số giáo viên, mới đây Sở GDĐT Nghệ An vừa tổ chức kỳ thi khảo sát chất lượng kết hợp thi thử lớp 12, năm 2023-2024. Trong đó bài thi Ngữ văn được thực hiện trong thời gian 120 phút, theo hình thức tự luận.
Nội dung đề thi gồm 2 phần là Đọc - Hiểu (3 điểm) với trích đoạn bài thơ "Đi vòng thế giới vẫn quanh một người" của tác giả Lam và thí sinh thực hiện theo 4 yêu cầu của đề.
Phần 2 là Làm văn với "Những điều cần bàn để bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân" và cảm nhận và hình tượng sông Đà.
Tuy nhiên, sau khi kết thúc môn thi, một số giáo viên bất ngờ khi trong đề thi Văn lại sơ suất có 1 từ sai lỗi chính tả: Thúc dục thay vì thúc giục. Cụ thể trong câu 2, phần 1 yêu cầu "Trong khổ thơ thứ hai, tác giả đã chỉ ra những biểu hiện nào của cuộc sống tươi đẹp để thúc dục ta "đứng lên đi".
Theo wiktionary, động từ "thúc giục" nghĩa là giục liên tục, bắt phải làm nhanh, làm gấp. Từ này đồng nghĩa với giục giã, hối thúc, thúc bách.
Nhiều người cho rằng, đề thi của cả một tỉnh sao có thể sai một lỗi không đáng có như vậy, huống hồ đây là đề thi môn Ngữ văn. Đề thi nên chuẩn từng câu chữ thì mới có thể yêu cầu thí sinh làm văn chuẩn.
Chia sẻ với PV báo Dân Việt, thầy Nguyễn Minh Thành, giáo viên dạy Văn một trường THPT ở TP.HCM cho biết: "Mặc dù có lỗi sai chính tả không đáng có, tuy nhiên đề thi này khá hay.
Ngữ liệu đọc hiểu cho một đoạn thơ có dung lượng gọn gàng. Cùng với đó, thiết lập 2 câu hỏi nhận biết và 2 câu hỏi vận dụng ở mức thấp, tương đương cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT các năm qua và đề thi tham khảo năm 2024.
Phần Làm văn, câu nghị luận xã hội đặt ra vấn đề cũng khá hay: bàn về những điều cần làm để có thể bước ra khỏi "vùng an toàn" của bản thân.
Học sinh có thể trả lời: làm những việc mình thích, vượt qua thử thách, thay đổi thói quen, nhờ sự trợ giúp của người khác...
Câu nghị luận văn học yêu cầu phân tích đoạn văn về Sông Đà trữ tình của nhà văn Nguyễn Tuân. Đoạn văn hay nhưng không phải học sinh nào cũng có khả năng phân tích tốt vì ngôn ngữ giàu hình tượng. Đề có ý phụ, mang tính phân hóa, đó là nhận xét về cái nhìn độc đáo của Nguyễn Tuân khi miêu tả Sông Đà. Sông Đà giống như một sinh thể có sự sống, tâm hồn, tình cảm.
Nhìn chung, đây là một đề thi thử hay. Giáo viên có thể tham khảo để luyện tập cho học sinh trước kỳ thi tốt nghiệp THPT".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.