Đề xuất bỏ phương án điện một giá

Thanh Phong Thứ ba, ngày 18/08/2020 17:28 PM (GMT+7)
Sau khi nhận được nhiều phản hồi trái chiều từ dư luận xã hội hơn 1 tuần qua, nhiều lãnh đạo các đơn vị chuyên môn của Bộ Công Thương đã đề xuất bỏ phương án điện một giá và không đề xuất sửa đổi biểu giá điện bán lẻ.
Bình luận 0

Chiều 18/8, sau hơn một tuần công bố dự thảo Quyết định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện của Chính phủ, Bộ Công Thương tổ chức buổi họp báo về vấn đề này. Theo đó, cơ quan này đề xuất cách tính điện một giá bằng 145-155% giá bán lẻ điện bình quân.

Theo số liệu từ phía Bộ Công Thương, hiện nay, giá bán lẻ điện bình quân hiện ở mức 1.864,44 đồng một kWh. Như vậy, điện một giá tương đương 2.704 - 2.890 đồng mỗi kWh, chưa gồm 10% thuế VAT.

Ngay lập tức, thông tin này nhận được nhiều phản hồi trái chiều từ dư luận. Các chuyên gia, người dân đều cho rằng, các tính mức điện một giá bằng 145-155% giá bán lẻ điện bình quân là quá cao.

Sẽ bỏ phương án điện một giá khỏi đề xuất sửa đổi biểu giá điện bán lẻ? - Ảnh 1.

Ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo

Tại cuộc họp, các đơn vị của Bộ Công Thương đều cho biết, phương án tính điện một giá không nhận được sự đồng tình của nhiều tầng lớp dư luận xã hội. Theo đó, ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đề xuất bỏ phương án này ra khỏi đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ.

Nguyên nhân được ông Dũng đưa ra là do, để xây dựng một biểu giá điện bao giờ cũng rất khó. Đặc biệt, trong bối cảnh có quá nhiều mục tiêu trong giá điện như an sinh xã hội, tiết kiệm điện, hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, người sử dụng điện.

Trong khi đó, theo tính toán của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, đối với phương án điện một giá chỉ có khoảng 2 % số khách hàng có thể áp dụng. Như vậy, quy mô áp dụng quá nhỏ, đáng chú ý, việc khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm không được đảm bảo.

"Đây rõ ràng là khiếm khuyết của phương án điện một giá, qua phản ánh của các chuyên gia, dư luận xã hội, có rất nhiều ý kiến phản đối. Mặc dù đây chỉ là một sự lựa chọn thêm nhưng không thể áp dụng cho đông đảo các thành phần xã hội.

Theo tôi, chúng ta cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn và có thể báo cáo với Thủ tướng Chính phủ là không đưa phương án này vào cơ cấu sửa đổi biểu giá điện bán lẻ", ông Dũng nói.

Đồng quan điểm trên, ông Phương Hoàng Kim, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững cho biết, nguyên nhân dư luận không đồng tình với phương án điện một giá là do việc xây dựng đề án không đảm bảo nguyên tắc về an sinh cho người nghèo.

Sẽ bỏ phương án điện một giá khỏi đề xuất sửa đổi biểu giá điện bán lẻ? - Ảnh 2.

Ông Phương Hoàng Kim, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững nêu quan điểm bỏ phương án điện một giá tại cuộc họp chiều 18/8.

"Ngoài ra, về vấn đề tiết kiệm điện cũng không được đảm bảo, do đó, dư luận không đồng tình. Trên cơ sở đó, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững đồng ý với Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo về việc sẽ kiến nghị với Bộ trưởng bỏ phương án điện một giá để trình Chính phủ", ông Kim nêu quan điểm.

Ngoài ra, ông Kim cũng kiến nghị về việc các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương cần giải thích rõ về cách tính, khoảng cách giữa các biểu giá điện mà dư luận quan tâm. Lý do vì sao Bộ Công Thương lựa chọn phương án tính tiền điện 5 bậc thay vì 6 bậc thang như trước đây?

Cũng tại cuộc họp, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nhận định, trong quá trình xây dựng đề xuất sửa đổi biểu giá bán lẻ điện vẫn thiếu sự đóng góp ý kiến của một số đơn vị quan trọng như: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp,…

Do đó, phương án sửa đổi biểu giá điện chưa hoàn chỉnh khiến dư luận xã hội phản ứng gay gắt những ngày qua. Theo đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu các đơn vị có liên quan nghiên cứu lại các phương án tính giá điện trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem