ĐỀ XUẤT: Chỉ cần là thu hồi đất để sử dụng vào mục đích công

Thứ năm, ngày 31/10/2013 06:30 AM (GMT+7)
Đây là đề xuất của GS Đặng Hùng Võ tại Bàn tròn trực tuyến, góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), do Báo Điện tử Dân Việt tổ chức.
Bình luận 0

img

Từ 9 - 11 giờ sáng 31.10, Báo điện tử Dân Việt trực tuyến với các khách mời nhằm góp ý cho Luật Đất đai (sửa đổi)

Nhà báo Hoàng Sơn, Thư ký tòa soạn Báo NTNN - Dân Việt (dẫn chương trình Bàn tròn trực tuyến):

Dự thảo Luật Đất đai 2003 sửa đổi đã được Quốc hội lên lịch dự kiến biểu quyết thông qua vào ngày 29.11.2013. Tuy nhiên, điều mà nhiều người đặc biệt quan tâm là sau 4 tháng kể từ khi bất ngờ lùi thời điểm thông qua luật này từ cuối kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII (tháng 6.2013) do có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về một số vấn đề quan trọng, dự thảo luật đã được sửa đổi bổ sung như thế nào và có được sự hoàn thiện mang tính đột phá?

Một trong những vấn đề người nông dân quan tâm nhất đối với nội dung Luật Đất đai (sửa đổi) là tính minh bạch của chính sách đất đai, và người dân được tham gia đến đâu trong việc giám sát và quyết định một số chính sách đất đai có liên quan trực tiếp đến cuộc sống và mưu sinh của họ; các quy định về quyền sự dụng đất và quyền tài sản; quy định các trường hợp thu hồi đất; vấn đề định giá đất nông nghiệp… có được tiếp thu, sửa đổi với tư duy làm luật đột phá, hay chỉ đạt được một số bước tiến nhỏ, không tận dụng hết cơ hội phát triển của đất nước…

Để góp phần làm rõ thêm những vấn đề này, đồng thời tạo thêm kênh thông tin tham khảo có chiều sâu cho bạn đọc, hôm nay, Báo điện tử Dân Việt tổ chức “Bàn tròn trực tuyến” góp ý xây dựng dự thảo Luật Đất đai 2003 sửa đổi với sự tham gia của 4 khách mời:

- TS. Nguyễn Duy Lượng - Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

- GS.TSKH Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, chuyên gia phân tích độc lập về chính sách đất đai.

- Ông Phạm Văn Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng nông thôn – Tổ chức điều phối Liên minh Đất đai (LANDA).

- Ông Nguyễn Văn Phấn - Đại diện cộng đồng nông dân tỉnh Hòa Bình tham gia khảo sát góp ý cho dự thảo Luật Đất đai 2003 sửa đổi.

Mời bạn đọc theo dõi nội dung Bàn tròn trực tuyến với sự tham gia của lãnh đạo Hội Nông dân và các chuyên gia, góp ý cho Luật Đất đai (sửa đổi). Bấm vào đây để xem lại toàn cảnh Bàn tròn trực tuyến.


Mời bạn đọc nghe ý kiến của TS Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.


Nhà báo Hoàng Sơn:

Trước khi bước vào nội dung bình luận kết quả khảo sát ý kiến độc giả qua báo điện tử Dân Việt và kết quả khảo sát trực tiếp ý kiên người dân do LANDA thực hiện, đề nghị Giáo sư Đặng Hùng Võ chia sẻ một số nhận xét ngắn về những bước tiến bộ cơ bản và những điểm còn hạn chế về quy định về thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ, tái định cư trong dự thảo Luật Đất đai 2003 sửa đổi cho đến thời điểm này.

GS Đặng Hùng Võ:

Cho đến bản Dự thảo mới nhất, các quy định về Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn giữ gần giống như Luật Đất đai 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành. Một số điểm đổi mới có những tiến bộ đáng kể bao gồm:

1. Các dự án có vốn đầu tư lớn thuộc nhóm A được gạt ra khỏi phạm vi được Nhà nước thu hồi đất, tức là tạo được công bằng giữa các dự án đầu tư;

2. Phạm vi các dự án được áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất có được điều chỉnh theo hướng thu hẹp hơn, chủ yếu là các dự án thuộc thẩm quyền xem xét và chấp thuận của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

3. Việc ban hành quyết định thu hồi đất phải đồng thời với quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm tránh các trường hợp khoảng cách quá dài giữa Quyết định thu hồi đất và Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gây thiệt hại cho người bị thu hồi đất do các biến động tăng giá đất;

4. Trình tự, thủ tục thực hiện cả quá trình được đưa vào Luật trên cơ sở tổng kết quá trình thực hiện Nghị định 69/2009/NĐ-CP;

5. Việc giao đất, cho thuê đất đối với các dự án đầu tư vì mục đích kinh tế từ đất đã thu hồi được thực hiện bằng đấu giá đất.

Về hạn chế, tôi cho rằng còn 4 điểm, nhưng lại là những nội dung rất hệ trọng, cụ thể bao gồm:

1. Phạm vi được áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất vẫn còn khá rộng, gồm nhiều loại dự án vì mục đích tư lợi của nhà đầu tư;

2. Trong phạm vi không được áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất vẫn chưa đưa ra được giải pháp để tránh tình trạng một số người nói giá đất quá cao làm cho nhà đầu tư không thể thỏa thuận được;

3. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mới chỉ được lấy ý kiến của người bị thu hồi đất, chưa đặt ra tiêu chí phải đạt được đồng thuận của cộng đồng dân cư mới được phê duyệt nhằm bảo đảm quyền lợi hợp lý cho người mất đất và giảm rủi ro khiếu nại của dân.

4. Chưa áp dụng được các kinh nghiệm quốc tế về một số giải pháp đặc thù trong trường hợp các dự án sử dụng đất rộng gây tác động lớn tới cả một cộng đồng dân cư như thủy điện, khai thác khoáng sản, xây dựng khu đô thị mới, v.v.

img

Nhà báo Hoàng Sơn:

Theo kết quả khảo sát độc giả trên báo Điện tử Dân Việt, về diện lấy ý kiến đối với việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, có tới 67% số người biểu quyết chọn “Mọi người sử dụng đất trên địa bàn”, số còn lại 33% chọn phương án hỏi ý kiến người bị thu hồi đất; Giáo sư bình luận như thế nào về kết quả này?

GS Đặng Hùng Võ:

Đây là một điểm cần cân nhắc thật kỹ lưỡng. Nhìn vào số liệu khảo sát, có thể thấy người dân rất có trách nhiệm, muốn được lấy ý kiến của cả cộng đồng cho khách quan. Nếu không lấy ý kiến của dân thì e rằng phương án được lập sẽ thiếu khách quan, thiên vị cho Nhà nước hoặc nhà đầu tư; nhưng nếu chỉ lấy ý kiến những người bị thu hồi đất thì e rằng sẽ thiếu khách quan, thiên vị cho những người đang sử dụng đất.

Để thực sự khách quan, cần trao quyền quyết định cho cộng đồng dân cư nơi có dự án, cả người bị thu hồi đất và người không bị thu hồi đất như đa số nguyện vọng của người được lấy ý kiến vừa qua. Pháp luật đất đai hiện hành cũng đã có quy định về cơ chế lấy ý kiến của những người bị thu hồi đất đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để có thể tiếp thu hoặc không tiếp thu và giải trình vì sao không tiếp thu. Những gì cần đổi mới tiếp là cần trao quyền cho cộng đồng dân cư nơi có đất được quyết định về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.


Xem thêm trả lời của GS Đặng Hùng Võ.

Nhà báo Hoàng Sơn:
Được biết, Liên minh Đất đai (LANDA) với 18 tổ chức thành viên là các tổ chức xã hội nghề nghiệp đã tham gia thực hiện hoạt động tham vấn, thu thập ý kiến người dân về các vấn đề quan trọng nhất trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và tổng hợp thành Bản Kiến nghị sửa đổi một số nội dung quan trọng của Dự thảo Luật đất đai. Trong 2 tháng vừa qua, LANDA đã thực hiện lấy ý kiến trực tiếp đợt 2 đối với 3.002 người dân tại 18 xã thuộc 6 huyện của 3 tỉnh Hoà Bình, Yên Bái và Quảng Bình.

– Xin được hỏi ông Phạm Văn Thành, so với kết quả khảo sát trên Báo điện tử Dân Việt, kết quả khảo sát trực tiếp người dân 18 xã trên do LANDA vừa thực hiện có những điểm tương đồng và khác biệt nào?
Ông Phạm Văn Thành:

img

Có 2 vấn đề quan trọng nhất đã được khảo sát để xác định ý kiến và sự đồng thuận của người dân bao gồm: (1) Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và (2) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Trước hết, có thể thấy rõ sự khác biệt về đặc điểm của 2 nhóm đối tượng tham gia khảo sát: Một nhóm được khảo sát là cộng đồng người dân địa phương với trên 3.000 người tham gia tại 18 xã thuộc 6 huyện của 3 tỉnh Hoà Bình, Yên Bái và Quảng Bình - họ đưa ra ý kiến trả lời xuất phát từ thực tiễn cuộc sống của họ. Còn một nhóm là cộng đồng mạng internet, những người có quan tâm đến các vấn đề liên quan - họ là những người từ khắp mọi miền (trong nước và thậm chí từ nước ngoài) đưa ra các câu trả lời với năng lực phân tích, trình độ lý luận và nhận thức khác nhau.

Mặc dù kết quả tỷ lệ về sự đồng thuận mà LANDA thu được từ khảo sát trực tiếp người dân và kết quả khảo sát trên báo điện tử Dân Việt là khác nhau, nhưng nhìn chung các kết quả là khá tương đồng đối với các vấn đề đã khảo sát. Kết quả về tỷ lệ thu được đều phản ánh một xu thế tương tự.

Chúng tôi đã làm bảng tổng hợp chung số liệu của 3 tỉnh, theo đó, chỉ có một chút khác biệt nhỏ, đó là: ở Câu hỏi 3, khi đưa ra các phương án tỷ lệ đồng thuận cần phải đạt được về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì người dân tại 18 xã thiên về phương án 95% (với 36% số người được khảo sát trực tiếp đã chọn tỉ lệ đồng thuận 95%). Trong khi kết quả khảo sát trên Dân việt bạn đọc thiên về phương án 80% (48% bạn đọc lựa chọn tỉ lệ đồng thuận 80%).

Điều này phản ánh nguyện vọng của đại đa số người dân là cần có sự đồng thuận của người dân (cả những người bị thu hồi đất và những người không bị thu hồi đất) khi thực hiện bồi thường và hỗ trợ tái định cư trong các trường hợp thực hiện thu hồi đất để thực hiện các Dự án được Nhà nước quy hoạch.


Xem thêm ý kiến của ông Phạm Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng nông thôn – Tổ chức điều phối Liên minh Đất đai (LANDA).

Nhà báo Hoàng Sơn

Thưa Tiến sỹ Nguyễn Duy Lượng, từ góc độ Hội Nông dân Việt Nam - tổ chức chính trị xã hội có hội viên đông đảo nhất cả nước, có chức năng “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nông dân”, ông kỳ vọng đợt sửa đổi Luật Đất đai lần này sẽ tháo gỡ được những vấn đề lớn nào cho giai cấp nông dân?

img


TS. Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam:

Dự thảo sửa đổi luật đất đai lần này tháo gỡ được nhiều vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quản lý Nhà nước về vấn đề đất đai, đặc biệt là vấn đề thực hiện thu hồi đất. Trong thời gian vừa qua, là do chênhlệch giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất và giá đất trong trường hợp được thỏa thuận với nhà đầu tư.

Nhà báo Hoàng Sơn:

Với góc nhìn một chuyên gia phân tích độc lập, Giáo sư có bình luận/chia sẻ gì thêm về vấn đề mà ông Phạm Văn Thành vừa nêu (về sự tương đồng và có đôi chút khác biệt giữa kết quả khảo sát qua mạng và kết quả khảo sát trực tiếp?).

GS Đặng Hùng Võ:

Tất nhiên chúng ta thấy rằng số liệu khảo sát không nhiều, đó là điều khiến nhiều người cảm thấy áy náy, cho rằng đó có thể một khối lượng mẫu không lớn nên chưa đủ tin. Nhưng ở đây có 2 diện lấy kiến khác nhau: một là những người nông dân, trình độ hiểu biết không cao nhưng cuộc sống quanh năm gắn với đất đai; còn diện thứ hai là những người thuộc cộng đồng mạng, hiểu biết chung nhiều hơn nhưng có thể lại ít biết về thực tế đất đai. Nhưng tỉ lệ ý kiến của 2 diện này khá tương đương. Suy ra, những ý kiến về đất đai của người dân đều có nhận thức khá giống nhau. Điều này rất quan trọng vì làm cho ta thấy tin cậy hơn vào số liệu khảo sát, thể hiện khá chân thực ý kiến của người dân.

Nhà báo Hoàng Sơn:
Thưa tiến sĩ Nguyễn Duy Lượng, trong những lần công tác cơ sở và tham gia bảo vệ quyền lợi của nông dân trong lĩnh vực đất đai, ông thấy những vấn đề nào hiện nay đang gây bức xúc nhiều nhất cho người dân?
TS. Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam:

Trong những năm vừa qua, việc quy định khung giá đất định giá đất còn nhiều bất cập việc tổ chức thực hiện chính sách ở một số nơi chưa đúng, thiếu minh bạch đã nảy sinh phức tạp ở nông thôn.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất trong đền bù khi thu hồi đất cần phải nghiên cứu cụ thể chính sách trong quá trình thu hồi đất.

Nhà báo Hoàng Sơn:

Ở nội dung câu hỏi khảo sát thứ 2 trên Dân Việt, có một kết quả rất rõ ràng với 90% ý kiến đồng ý rằng: Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quận/huyện chỉ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khi đạt được sự đồng thuận của đa số người dân, chỉ có 10% chọn phương án ngược lại.

Qua kết quả khảo sát này cho thấy, nguyện vọng của người dân tham gia khảo sát muốn được tham gia quyết định chọn phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chứ không chỉ dừng lại ở việc cơ quan nhà nước hỏi ý kiến xong rồi để đó, tiếp thu hay không cũng được, tức là trao một phần quyền cho cộng đồng dân cư cơ sở trong lĩnh vực này. Vậy thưa giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyện vọng ấy của người dân có thể được đáp ứng từ lần sửa đổi Luật Đất đai lần này hay không?

GS Đặng Hùng Võ:

img

Trong Dự thảo trình QH lần này có khá nhiều điều chỉnh chi tiết về việc lấy ý kiến của người dân đối với mọi cấp quy hoạch sử dụng đất. Đây cũng chỉ là những điều chỉnh để lấy ý kiến thôi, có thể tiếp thu hoặc không tiếp thu, cái tiếp thu được thì điều chỉnh vào quy hoạch, cái không tiếp thu được thì giải trình tại sao không tiếp thu, chưa mang tính trao quyền quyết định cho nhân dân. Đó chính là ranh giới đang bị dừng lại giữa nguyện vọng của dân và dự thảo Luật Đất đai hiện nay.

Điều này cũng phản ánh lộ trình nhận thức của cán bộ ta. Có một thời gian, dữ liệu quy hoạch là một bí mật quốc gia, ai tiết lộ ra thì sẽ bị khiển trách, kỷ luật, thậm chí truy tố. Rồi đến gần đây, mọi loại quy hoạch đều được công bố công khai, đó là sự tiến bộ vượt bậc. Đến nay, nhu cầu của người dân muốn tham gia vào quyết định đối với quy hoạch cũng là xu thế tất yếu, pháp luật cần tiếp thu.

Việc lấy ý kiến của dân đã được quy định trong Luật 2003 rồi. Bản thân tôi hy vọng đến lần này cần tiếp thu cao hơn ý kiến của nguời dân. Nhưng tiếc rằng chúng ta chưa đạt được điều đó, vì vẫn chỉ nằm ở chỗ lấy ý kiến của dân rồi có thể tiếp thu hoặc không tiếp thu, chứ chưa đạt được mức để người dân được tham gia quyết định quy hoạch.

Trên thực tế, người dân đang có nhu cầu được tham gia vào việc quyết định quy hoạch. Cũng đã có cán bộ nói rằng quy hoạch là ý chí của lãnh đạo. Ở các nước phát triển, quy hoạch được quan niệm là ý chí của dân. Cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải thay đổi nhiều hơn nữa, lộ trình này ở ta chắc phải dài hơn.

Nhà báo Hoàng Sơn:

Những chỗ tương đồng (nếu có) giữa hai hình thức khảo sát cho thấy những điều gì mà Quốc hội cần lưu ý trước nguyện vọng của người dân, từ đó đề xuất sửa các điều luật cụ thể?

img

Ông Phạm Văn Thành:

Sự tương đồng giữa khảo sát trực tiếp người dân và thăm dò ý kiến độc giả trên báo điện tử Dân Việt cho thấy người dân rất mong muốn được tham gia vào quá trình xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất để thực hiện các Dự án phát triển.

Việc thu hồi đất phục vụ mục đính an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, lợi ích xã hội là cần thiết cho phát triển đất nước. Tuy nhiên, việc thu hồi đất cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế của người dân bị thu hồi đất. Thực tế trong những năm qua, người dân hoàn toàn bị động về vấn đề này, họ luôn bị đứng ngoài cuộc trong toàn bộ quá trình lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư.

Chúng tôi cho rằng, đổi mới công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi). Người dân mong muốn rằng Quốc hội cần lưu ý về quyền tham gia của họ trong quá trình này, Luật và Chính sách liên quan vậy cần phải được bổ sung vào Luật Đất đai (sửa đổi).

Nhà báo Hoàng Sơn:

Ông Nguyễn Văn Phấn có ý kiến như thế nào về quan điểm: Nên hay không nên trao quyền cho cộng đồng dân cư tại chỗ trong việc biểu quyết quyết định phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện?

Ông Nguyễn Văn Phấn:

Khi quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất. Người dân cộng đồng chúng tôi rất quan tâm vì đó là sự quyết định sinh kế hiện tại và lâu dài cho bản thân, gia đình, cộng đồng. Vây khi quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất cấp quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Chỉ được cơ quan thẩm quyền phê duyệt khi đạt được trên 90% người dân đồng thuận. Như vậy quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất.mới hiệu quả, thiết thực. Vì tầm nhìn của các nhà quy hoạch đôi khi khác với những người sống trong khu vực, nên việc nhận đóng góp từ người dân có thể cung cấp thông tin cho các nhà quy hoạch về những hậu quả mà họ chưa nhìn ra được.

Nhà báo Hoàng Sơn:
Ông Nguyễn Văn Phấn có ý kiến như thế nào về quan điểm: Nên hay không nên trao quyền cho cộng đồng dân cư tại chỗ trong việc biểu quyết quyết định phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện?

img

Ông Nguyễn Văn Phấn:
Khi quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất, người dân cộng đồng chúng tôi rất quan tâm vì đó là sự quyết định sinh kế hiện tại và lâu dài cho bản thân, gia đình, cộng đồng. Vậy khi quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất cấp quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh chỉ được cơ quan thẩm quyền phê duyệt khi đạt được trên 90% người dân đồng thuận. Như vậy quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất mới hiệu quả, thiết thực. Vì tầm nhìn của các nhà quy hoạch đôi khi khác với những người sống trong khu vực, nên việc nhận đóng góp từ người dân có thể cung cấp thông tin cho các nhà quy hoạch về những hậu quả mà họ chưa nhìn ra được.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tổng kết rất sâu sắc: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong". Tôi nghĩ nên trao quyền cho người dân tham gia vào việc quy hoạch cũng như lập quy hoạch. Điều này cũng cần đưa vào điều luật cụ thể để người dân được biết. Khi người dân được tham gia vào việc quy hoạch cũng như lập quy hoạch thì họ sẽ có ý kiến để quy hoạch hợp lý hơn, tránh việc quy hoạch rồi lại phải quy hoạch lại.

Nhà báo Hoàng Sơn:
Hội Nông dân Việt Nam đã có những tổng hợp kiến nghị quan trọng nào trong đợt lấy ý kiến góp ý sửa đổi Luật Đất đai vừa qua?

TS. Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam:

Hội Nông dân Việt Nam đã có báo cáo tổng hợp kiến nghị cơ quan chủ trì soạn thảo sửa đổi Luật đất đai, kiến nghị một số điều khoản cần nghiên cứu thêm.

Đất nông nghiệp vẫn nên cụ thể thêm phần đấy: Trồng cây hàng năm, đất trồng trọt phục vụ cho mục đích chăn nuôi tập trung. Nhằm giúp cho nhiệm vụ quy hoạch chi tiết về đất ở mỗi xã phường và phục vụ cho một số mục tiêu khác.

Điểm b khoản 2 điều 9: Đất xây dựng trụ sở cơ quan: nêu ghi tõ Đất xây dựng trụ sở cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp để tránh khi thực hiện dễ nhầm lẫn với điểm d Đất xây dựng công trình sự nghiệp.

Ví dụ khoản 1, điều 15: Thu hồi đất để sử dụng đất về an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội.

Đề nghị: quy định như vậy là chung chung. Trong thời gian vừa qua nhiều chủ đầu tư trả lời trước dân đây là lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng. Dẫn đến nhiều dự án thu hồi đấy của nông dân để xây dựng khi đô thị mới, khu công nghiệp… Tính ra chỉ đền bù người dân và trăm ngàn cộng với chi phí xây dựng hạ tầng 1 đến 2 triệu/m2. Nhưng đầu ta chủ đầu tư bán hàng và gây khiếu kiện của người dân.

Đề nghị làm rõ và tách riêng thu hồi đất phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, xây dựng trụ sở cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, xây dưungj công trình giao thông thủy lợi...

Nhà báo Hoàng Sơn:

Trong tháng 9 vừa qua, NTNN và Dân Việt có bài “Bốc cả thôn làm khu du lịch” (toàn bộ 137 hộ dân tại thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn, Bình Định phải di dời nhường đất cho một doanh nghiệp đầu tư khu du lịch). Ông Nguyễn Tý ở thôn này cho biết giá đền bù 1m2 nhà xây kiên cố của ông bị ấn định ở mức 1,8 triệu đồng, nhưng giá thị trường xây nhà cấp 4 hiện tại tới 3 triệu đồng/m2. Như vậy tiền đền bù không đủ xây bằng nhà cũ, chứ chưa nói đến tốt hơn nơi ở cũ. Còn ông Nguyễn Khương – Trưởng thôn Hải Giang cho hay: “Tất cả thắc mắc, bất bình của bà con đã được đề đạt lên cấp thẩm quyền nhưng mọi việc cứ căn theo chủ trương, hạn mức ở trên đưa xuống”.

Trả lời phóng viên PV NTNN - Dân Việt, ông Man Ngọc Lý - Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Bình Định cho rằng: Việc các hộ dân Hải Giang phải di dời là việc cần thiết để thực hiện dự án du lịch Hải Giang, một dự án du lịch trọng điểm của tỉnh”. “Do không có đất nông nghiệp để bồi thường nên khi thu hồi đất nông nghiệp thì chính sách có quy định hỗ trợ bằng tiền gấp 3 lần giá đất nông nghiệp bị thu hồi (các dự án ngoài khu kinh tế chỉ được 2 lần) và 50m2 đất dịch vụ bố trí kèm với đất ở tại khu TĐC để các hộ có điều kiện tự đổi nghề nghiệp và tạo việc làm phù hợp với nơi ở mới”)

Luật đất đai sửa đổi lần này, cần phải sửa đổi, bổ sung những nội dung nào để giải quyết ổn thỏa vấn đề của câu chuyện trên đây, cũng như những câu chuyện tương tự trên cơ sở vận dụng hoặc luật hóa về tỷ lệ đồng thuận của người dân?

img

GS Đặng Hùng Võ:

Chúng ta biết rằng đây là một điều rất đặc trưng cho chính sách đất đai của Việt Nam: buộc người dân phải rời khỏi dự án để trao lại đất cho nhà đầu tư, đây là chính sách không đúng. Chủ trương của Đảng là hài hòa giữa nhà đầu tư, Nhà nước và người đang sử dụng đất. Nghị quyết số 26 về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (năm 2003) đã khẳng định nguyên tắc hài hòa lợi ích này. Chỉ có điều chúng ta chưa tìm ra cơ chế phù hợp để thực hiện. Người nông dân sau khi cầm nắm tiền bồi thường, hỗ trợ thì phải bước ra ngoài dự án. Ngay kể cả mức bồi thường, hỗ trợ cao thì đó là một điều hết sức phi lý.

Sao chúng ta không làm một dự án du lịch mà người nông dân vẫn được tham gia hoạt động du lịch trong dự án này?

Tương tự nhiều dự án rơi vào tình trạng này, không phải là làm du lịch mà là phát triển đô thị như Văn Giang, Dương Nội, Đông Triều, Vụ Bản… kéo dài từ Bắc vào Nam. Chúng ta cứ “bắt” người nông dân cầm 1 cục tiền rồi đứng ra ngoài dự án là điều không hợp lý và không khôn ngoan. Người dân địa phương, nhất là những người mất đất phải được gắn với lợi ích từ dự án đầu tư.

Dự thảo Luật đất đai lần này không thay đổi được thì lần tiếp theo sẽ phải thay đổi. Lúc đó chúng ta mới hy vọng xã hội có sự đồng thuận cao. Nếu không khắc phục được điều đó thì xã hội này không bao giờ nhận được sự đồng thuận, không đạt được sự hài hòa. Nếu các bên tham gia dự án mà không được thụ hưởng từ dự án đầu tư thì không giải quyết được nguyên tắc hài hòa lợi ích ba bên.

Nhà báo Hoàng Sơn:
Được biết, LANDA đang chuẩn bị công bố những phát hiện quan trọng sau khi tham vấn cộng đồng, từ đó đề xuất sửa đổi một số nội dung cụ thể trong dự thảo Luật Đất đai (mà Quốc hội dự kiến thông qua vào phiên họp tới đây – khai mạc vào ngày 21.10). Trong kiến nghị ấy, có nội dung nào liên quan đến sửa đổi “Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất”, thưa ông?

Ông Phạm Văn Thành:

Theo phân tích của chúng tôi, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đến nay gần như chưa có điều chỉnh phù hợp về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân bị mất đất. Các điều khoản liên quan trong Dự thảo mới chỉ được xây dựng trên cơ sở của Luật hiện hành và luật hóa một số điều của các nghị định hiện hành. Điều này chắc chắn là dự báo cho những bức xúc đất đai trong xã hội tiếp tục gia tăng.

Đất đai là nguồn tài nguyên để phát triển sinh kế của người dân, tuy nhiên, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) hiện vẫn giữ nguyên tắc khi Nhà nước lấy đất thì bồi thường bằng đất cùng loại, nếu không có đất cùng loại thì bồi thường bằng tiền với giá trị tương đương. Cách tiếp cận này xuất phát từ quan niệm đơn giản: Chỉ coi đất đai đơn thuần là tài sản, có thể được trả thay bằng tiền bồi thường để mua được một thửa đất tương đương. Trên thực tế, ngoài ý nghĩa là tài sản, đất đai còn là tư liệu sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp để phát triển sinh kế của người dân.

Từ quan điểm đó, chúng tôi đề xuất một số điểm:

Thứ nhất, vì đất đai nông nghiệp là tư liệu sản xuất nông nghiệp của nông dân, hoặc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp là tư liệu sản xuất phi nông nghiệp, thì ngoài việc bồi thường giá trị như một tài sản còn cần phải bồi thường về thu nhập, sinh kế cho người mất đất - nghĩa là phải chi trả cho người mất đất khoản thu nhập từ đất ngang mức thu từ sử dụng đất trước đây cho tới khi đảm bảo họ có nguồn thu nhập mới.

Thứ hai, cần đa dạng hóa hình thức bồi thường trên cơ sở nâng cao đồng thuận xã hội như Kinh nghiệm của các nước có hoàn cảnh tương tự Việt Nam đã làm.

Hình thức bồi thường theo pháp luật hiện hành thiếu sự đồng thuận của người dân đang dẫn đến khiếu kiện ngày càng nhiều. Hai cơ chế điển hình là "chia sẻ lợi ích" và "góp đất, điều chỉnh lại đất đai" thường được hầu hết các nước áp dụng. Cơ chế "chia sẻ lợi ích" được áp dụng cho các dự án khai thác tài nguyên như thủy điện, khai khoáng, v.v. trên nguyên tắc lợi ích từ dự án được chia sẻ dài hạn cho những người mất đất với tư cách cá nhân và cộng đồng. Cơ chế "góp đất và điều chỉnh lại đất đai" được áp dụng cho các dự án phát triển đô thị mới, chỉnh trang đô thị hiện có trên nguyên tắc người có đất sẽ góp đất để nhận được suất đất mới diện tích nhỏ hơn, nhưng giá trị cao hơn, và phần còn lại được đấu giá để phục vụ phát triển hạ tầng.

Thứ ba là: Cần có sự đồng thuận của người dân đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Theo đó Khoản 2 Điều 72 (Trình tự, thủ tục thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội) của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần bổ sung chính sách "Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt khi đạt được ít nhất 70% ý kiến đồng ý của những người tham gia ý kiến từ cộng đồng dân cư địa phương".
Nhà báo Hoàng Sơn:
Trong kiến nghị 3 nhóm mà ông Phạm Văn Thành vừa nêu, có kiến nghị thứ 3 là bổ sung nội dung “Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt khi đạt được ít nhất 70% ý kiến đồng ý của những người tham gia ý kiến từ cộng đồng dân cư địa phương” vào Khoản 2 - Điều 72 Dự thảo Luật Đất đai.

Trước khi hỏi ông Thành, tôi muốn dẫn lại kết quả khảo sát trên Báo Điện tử Dân Việt với nội dung câu hỏi tương tự, với 5 khả năng đưa ra cho độc giả lựa chọn (65%, 70%, 80%, 95% và ý kiến khác). Sau hơn 1 tháng khảo sát với hơn 700 người tham gia, chúng tôi thu được kết quả:

-47% ý kiến chọn phương án đồng thuận ở mức 80% (cao nhất).

- 29 % ý kiến chọn phương án đồng thuận 95%

- 12% ý kiến chọn phương án đồng thuận 70%

- Phương án 65% và ý kiến khác, mỗi phương án chỉ đạt 6% ý kiến.

Trở lại câu hỏi với ông Phạm văn Thành. Vì sao LANDA lại đề nghị bổ sung tỷ lệ “ít nhất 70% ý kiến đồng ý”, mà không phải là tỷ lệ cao hơn, như 80% chẳng hạn?
Ông Phạm Văn Thành:

Kinh nghiệm từ Hàn Quốc áp dụng thì tỷ lệ 2/3 (tương đương 67%) ý kiến của người dân đồng ý sẽ được chấp nhận. Quan điểm "tập trung dân chủ" của ta thường dựa trên ý kiến của đa số và thông thường là quá bán (trên 50% ý kiến đồng thuận).

Nếu theo ý kiến khảo sát của người dân thì tỷ lệ 80% hoặc 85% hoặc tỷ lệ cao hơn sẽ là khó khăn trong vấn đề này, nhất là khi mặt bằng về trình độ dân trí của người dân ở nhiều khu vực đang được đánh giá là rất khác nhau. Để hài hòa trong quan điểm này, LANDA đề xuất tỷ lệ 70%.

Nhà báo Hoàng Sơn:
Trong đợt khảo sát của Dân Việt, một bạn đọc ở tỉnh Phú Yên cho rằng, nên bổ sung quy định về phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện , quận, thành phố trực thuộc tỉnh cần đạt được sự đồng thuận ít nhất 80% ý kiến tham gia trước khi được phê duyệt. Quan điểm của ông Phấn về vấn đề này như thế nào?

img

Ông Nguyễn Văn Phấn:
Tôi tiếp xúc với rất nhiều người dân ở các địa phương, người dân thậm chí mong muốn đạt được sự đồng thuận ít nhất là 90% ý kiến tham gia trước khi được phê duyệt. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi với nông dân, đất đai là sinh kế, không những cho bản thân, cho gia đình mà cho cả cộng đồng, không những trong vài năm mà lâu dài sau này.

Riêng cá nhân tôi cho rằng, điều 43 của dự thảo Luật đất đai cần bổ sung “Tổ chức họp cộng đồng để lấy ý kiến người dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh và quy định cụ thể về phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện , quận, thành phố trực thuộc tỉnh cần đạt được sự đồng thuận ít nhất 70% ý kiến tham gia trước khi được phê duyệt.

Nhà báo Hoàng Sơn:
Thưa giáo sư Đặng Hùng Võ, Giáo sư bình luận như thế nào về 3 kiến nghị mà ông Phạm Văn Thành vừa nêu, trước hết là về “kiến nghị 70% ý kiến đồng thuận”?

GS Đặng Hùng Võ:

Tôi cho rằng, tính đồng thuận của cộng đồng là điều rất dễ nhận thấy là phải có, khi đó mới đảm bảo giảm khiếu kiện và đảm bảo tính bền vững. Khi đó mới có sự chung tay đóng góp của những người nông dân có đất, những nhà đầu tư có tiền và những nhà quản lý đại diện cho Nhà nước. Cách thức của tập trung dân chủ hiện nay, bình thường là quá bán (tức là trên 50%), còn khi cần có tính tập trung cao để quyết định những vấn đề quan trọng thì chúng ta đưa lên tỷ lệ trên 2/3.

Ở Hàn Quốc, người ta quy định tỷ lệ đồng thuận là 2/3. Tỷ lệ cũng có thể gọi tên là “nguyên tắc đa số”. Tôi cho rằng người nông dân cũng thấy được thực tế hiện nay phức tạp quá, và mình đang bị thiệt thòi quá nên cần có tỉ lệ đồng thuận cao hơn mức 2/3. Vậy nên ở chỉ số 70% cũng là hết sức hợp lý từ nhiều phía, trên 2/3 một chút, phù hợp với "nguyên tắc đa số", tiếp thu được kinh nghiệm quốc tế và phản ảnh được nguyện vọng của người dân.

Nhà báo Hoàng Sơn:
Nếu ủng hộ ý kiến cần bổ sung vào Điều 72 – Dự thảo Luật Đất đai 2003 sửa đổi như phía LANDA đề xuất, ý kiến giáo sư lựa chọn phương án nào?

GS Đặng Hùng Võ:
Đề xuất đã được gửi đến ban soạn thảo, trong một cuộc hội thảo vài ngày trước đây do LANDA tổ chức thì đại diện của Ban soạn thảo có trả lời không tiếp thu được một kiến nghị nào. Tôi cho rằng cũng nên trả lời là tiếp thu được một vài dấu chấm hay dấu phẩy cho đỡ phũ phàng. Nói chơi cho vui vậy chứ ít nhất cũng nên tổ chức đối thoại có mặt của báo giới để mổ xẻ các kiến nghị nghiêm túc này vì đây là các kiến nghị từ đời sống lam lũ của người dân, đã được khái quát lại bằng các tri thức lớn.

Chúng ta cần nhìn vấn đề bồi thường dưới nhiều góc độ khác nhau, quyền sử dụng đất không chỉ là tài sản mà còn là tư liệu sản xuất của dân. Chúng ta chỉ đưa ra chính sách hỗ trợ mất sinh kế trong 1 thời hạn nhất định là không đúng. Cần buộc nhà đầu tư muốn có đất thì phải bồi thường về sinh kế cho đến khi người bị mất đất tìm được sinh kế mới.

Khi chưa có sinh kế mới thì nhà đầu tư được đất vẫn phải trả cho người mất đất khoản thu nhập từ sử dụng đất như trước kia, phải trả cho tới khi có nghề nghiệp mới. Muốn giảm chi phí bồi thường sinh kế thì chỉ còn cách duy nhất là nhà đầu tư phải cùng người mất đất tìm kiếm cơ hội việc làm ngay trong dự án đầu tư. Hãy đừng để người nông dân bơ vơ bên ngoài hàng rào dự án vì mất thu nhập từ đất. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến các phản ứng mạnh trong khiếu kiện gắn liền.

Cách thức bồi thường cũng cần được đa dạng hóa. Đừng chỉ nghĩ tới một cơ chế bồi thường bằng tiền một lần dưới dạng chuyển quyền sử dụng đất bắt buộc, thiếu đồng thuận. Đô thị hóa là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển. Để có đất phát triển đô thị, trên thế giới người ta vẫn thực hiện một biện pháp có tên là "góp đất và điều chỉnh lại đất đai".

Khi góp đất nông nghiệp cho một dự án đô thị, người nông dân nhận được một thửa đất phi nông nghiệp nhỏ hơn nhiều trong đô thị đó được phân chia theo quy hoạch (tức là điều chỉnh lại đất đai). Lúc đó, người nông dân có thể tìm được sinh kế mới trong đô thị từ mảnh đất đó. Họ sẽ được đứng trong hàng rào dự án và được hưởng lợi từ quá trình phát triển, họ sẽ tự đảm nhận những công việc tự nguyện trong quá trình phát triển đô thị vì đô thị lúc này gắn với đời sống của họ.

Hiện nay ở nhiều địa phương, người nông dân tự nguyện góp đất làm đường trong phong trào xây dựng nông thôn mới mà không cần bồi thường. Người dân sẽ tự nguyện làm tất cả nếu họ cảm thấy công bằng về lợi ích.

Chúng ta thấy phương án này rất trung dung, nhưng từ đó cũng có thể thấy được đa dạng hóa cách làm trên nguyên tắc hài hòa lợi ích là việc cần hướng tới.

Nhà báo Hoàng Sơn:

Tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XIII (tháng 6.2013), một số Đại biểu Quốc hội đã nêu vấn đề: khi Dự thảo Hiến pháp sửa đổi quy định Quyền sử dụng đất là quyền tài sản, thì không thể “thu hồi” mà phải trưng mua… Nhưng cũng có những ý kiến khác cho rằng, đất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý, nên Nhà nước thu hồi là hợp lý! Xung quanh vấn đề này, cho đến nay vẫn còn các luồng ý kiến khác nhau.

Vậy, với tư cách một chuyên gia độc lập, từng trại qua cương vị quản lý cấp Bộ về lĩnh vực đất đai, Giáo sư Đặng Hùng Võ có ủng hộ quy định Quyền sử dụng đất là “Quyền tài sản” vào Hiến pháp và Luật Đất đai hay không? Và theo giáo sư, cần sửa đổi những nội dung tương ứng nào cho tương hợp với khái niệm “Quyền sử dụng đất là quyền tài sản”?

img


GS Đặng Hùng Võ:

Quyền sử dụng đất là tài sản của người sử dụng đất đã được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005. Trong Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành TW Đảng vừa qua về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại cũng quy định quyền sử dụng đất là tài sản.

Khi Quốc hội đưa Dự thảo Hiến pháp sửa đổi ra lấy ý kiến của dân thì Điều 58 có nội dung là "quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ". Dự thảo Hiến pháp sửa đổi bản trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại bỏ đi mấy từ "là quyền tài sản" để Điều 54 chỉ còn "quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ". Thôi thì "tài sản" (tài sản vật thể) hay "quyền tài sản" (tài sản phi vật thể) cũng được vì đều là tài sản cả,

điều đó không quan trọng. Đó là những điều phải hiến định. Mấy chữ bỏ đi đó như là rất nhỏ nhoi nhưng lại vô cùng to lớn đối với dân. Điều đáng buồn là cái việc bỏ đi cái to lớn đó không được giải trình trước Quốc hội, tức là bỏ đi không kèn, không trống. Quả thực rất vô nguyên tắc.

Nhà nước không thể thu tiền xong khi giao đất có thu tiền lại trao cho người ta một thứ không phải là tài sản.

Pháp luật cũng cho phép người dân được chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng tiền thì quyền sử dụng đất đó cũng phải là tài sản chứ không thể không gọi là tài sản.

Ít nhất là phải giữ lại phương án cũ, rằng “Quyền sử dựng đất là quyền tài sản”, hay "Quyền sử dựng đất là tài sản”, mà chính xác hơn phải là: “Đất đai là tài sản”.

Nhà báo Hoàng Sơn:
Các vị khách mời khác có ý kiến như thế nào về vấn đề “quyền sử dụng đất là Quyền tài sản” và ý kiến giáo sư Đặng Hùng Võ vừa nêu?

img

TS. Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam:


Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của Giáo sư Đặng Hùng Võ.

Nhà báo Hoàng Sơn:
Ông Thành có thể chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này?

Ông Phạm Văn Thành:
Đất là tài sản đặc biệt trong đó tồn tại quyền của nhà nước của cộng đồng của người giữ đất. Nhưng đó là một tài sản mang giá trị kinh tế khi người dân bỏ tiền mua. Người dân nhìn tài sản đất đai dưới góc độ thực tiễn. Nhưng các nhà quản lý lại nhìn dưới góc độ lý luận. Hai góc độ này còn có 1 khoảng trống.

Quyền của người dân sở hữu về đất đai cần rõ ràng. Nếu chấp nhận đất đai là tài sản của toàn dân thf không thể chấp nhận đất đai hoặc quyền sử dụng đất là tài sản của toàn dân. Tuy nhiên nếu chấp nhận nguyên tắc quyền sử dụng đất của người sử dụng đất thì đất đai không thuộc sở hữa toàn dân. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự lúng túng và khó khăn trong việc giải quyết một loạt các bất cập liên quan.

Nhà báo Hoàng Sơn:
Vậy quan điểm của Giáo sư Đặng Hùng Võ như thế nào về đề nghị “chỉnh sửa” này của Ủy ban sửa đổi Hiến pháp, và nếu được thông qua, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những quy định của Luật Đất đai sửa đổi sau đó?

GS Đặng Hùng Võ:

Tôi cho rằng, người Việt Nam nói chung rất thích “dùng chữ trong luật”. Đây là cách tiếp cận không minh bạch, hay tránh đi những chỗ "nhậy cảm". Theo Luật Đất đai 2003, chỉ nói đến phạm vi thu hồi đất vì mục đích kinh tế. Nay ta thêm vế xã hội vào nữa là cho vấn đề rắc rối hơn. Thu hồi đất vì mục đích xã hội là hợp lý, nhưng thu hồi đất vì mục đích kinh tế là không hợp lý.

Tương tự, ta chẻ ra "an ninh" và "quốc phòng”, về mục đích thì không có gì khác nhau, đều là an ninh quốc gia cả, vậy sao mình phải chẻ nhỏ ra làm gì? Lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng thì cũng là lợi ích công cả, vậy khác nhau ở chỗ nào? Không có. Chúng ta cứ đi chẻ nhỏ câu chữ, để rồi lại bàn bạc, cãi vã làm gì?

“Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp sử dụng vào mục đích công” cần được quy định trong Hiến pháp. Trong luật sẽ quy định nội hàm cụ thể. Quốc phòng là mục đích công, an ninh cũng là mục đích công, để sản xuất điện là mục đích công, làm đường giao thông cũng là vì mục đích công… Chúng ta đáng nhẽ ra phải cô đọng câu chữ lại thì lại cứ đi tẽ ra để sau đó lại phải đi giải thích. Chúng ta cần phải cải cách cách thức viết luật. Người dân cần sự rõ ràng và đơn nghĩa.

Câu chuyện này thực cũng giản dị thôi. Đến thời điểm này, hàng loạt nhà đầu tư đang trả lại đất, hàng loạt nông dân đang để đất hoang hóa, thì đất không phải lúc nào cũng được “mặn mà” như khi sốt giá đâu. Sắp tới có lẽ tỉ lệ không sử dụng đất còn tăng hơn nữa.

Chúng ta vật vã thảo luận điều này khi đất đang “nguội” (cười), nên chúng ta cần đưa mọi thứ sao cho phù hợp với mọi tình huống với các quy định mang tính công bằng, thì đó mới là chân lý của pháp luật. Đó là khi chúng ta nhìn được cuộc sống thực đang cần gì. Chân lý vô cùng giản dị và luôn tồn tại ngay trong đời thực.

Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp sử dụng vào mục đích công”, trong luật sẽ tất giải thích: Quốc phòng là mục đích công, An ninh cũng là mục đích công, Để sản xuất điện cũng là mục đích công, làm đường giao thông để phát triển giao thong cũng là vì mục đích chung… Chúng ta đáng nhẽ ra phải cô đọng câu chữ lại thì lại cứ đi tẽ ra để sau đó lại phải đi giải thích. Chúng ta cần phải cải cách việc này.

Câu chuyện này thực cũng giản dị thôi: Đến thời điểm này, hàng loạt nhà đầu tư đang trả lại đất, hàng loạt nông dân đang để đất hoang hóa, thì đất không phải lúc nào cũng được “mặn mà” đâu. Sắp tới có lẽ tỉ lệ này còn tăng hơn nữa.

Chúng ta thảo luận điều này khi đất đang “nguội” (cười), nên chúng ta nên đưa mọi thứ về sự phát triển, thì đó mới là chân lý của háp luật. Đó là khi chúng ta nhìn được cuộc sống đang cần gì.

Nhà báo Hoàng Sơn:
Thưa Tiến sĩ Nguyễn Duy Lượng, ông có ý kiến hoặc đề xuất sửa luật như thế nào để những người bị thu hồi đất (đại bộ phận là nông dân) bớt thiệt thòi?

TS. Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam:

Về thu hồi, chúng tôi đề nghị cần quy định rõ thời gian ra quyết định thu hồi đất, thời gian kiểm đếm tài sản trên đất và thời gian đền bù cho người dân. Đồng thời giá đền bù đất nông nghiệp phải được xác lập dựa vào sản phẩm bình quân trên đất đó, chứ không nên chỉ áp giá từ trên xuống, rẻ và bất hợp lý như tình trạng hiện nay.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để ổn định đời sống, việc làm cho người có đất bị thu hồi.

Đối với hộ bị thu hồi toàn bộ đất sản xuất đề nghị cần quy định bố trí đất sản xuất khác cho họ.

Quy định cơ chế chuyển tiền đền bù ngay cho các hộ bị thu hồi đất ở và đất sản xuất. Nếu không, cần có cơ chế hỗ trợ trượt giá khi chuyển tiền đền bù chậm.

Vấn đề quy hoạch treo: Cần quy định hạn mức thời gian thực hiện dự án, nếu dự án nào chậm tiến độ thì có phương án xử lý nghiêm như thu hồi lại đất và phải bồi thường thiệt hại cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp trong thời gian chậm tiến độ.

Cơ chế xử lý đối với việc thu hồi đất với các dự án vi phạm tiến độ sử dụng đất: Dự thảo đã quy định Ủy bân nhân dân huyện có thẩm quyền giao đất đối với hộ gia đình, đối với Ủy ban nhân dân tỉnh cấp đất đối với tổ chức nên Ủy bân nhân dân cấp nào cấp đất thì có thẩm quyền thu hồi đất.

Nhà báo Hoàng Sơn:
Với tư cách đại diện cho LANDA, ông Phạm Văn Thành có ý kiến như thế nào về định giá đất nông nghiệp? Và ông có đề xuất sửa đổi bổ sung những điều luật cụ thể ra sao?

Ông Phạm Văn Thành:

Trong Báo cáo kiến nghị của LANDA đã thể hiện rất rõ điều này, tôi có thể tóm tắt như sau: Trên cơ sở nguyện vọng của người dân cũng như căn cứ trên phân tích chính sách hiện hành, chúng tôi kiến nghị đặt vấn đề theo cách tư duy nhất quán là "'Nhà nước thu hồi đất' để thực hiện các dự án đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng phục vụ cho lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng". Tư duy khái quát như vậy khẳng định được việc không áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế vì lợi ích thuần túy của nhà đầu tư. Về nguyên tắc, các dự án đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng cần được hiểu là các dự án đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của đất nước.

Đối với các dự án có mục đích chủ yếu vì lợi ích kinh tế của nhà đầu tư thì hướng giải quyết phải là tìm cách cải thiện cơ chế thỏa thuận giữa nhà đầu tư và những người đang sử dụng đất. Giải pháp ở đây là các bên liên quan phải thực hiện quy hoạch sử dụng đất; nhà đầu tư không thỏa thuận với từng người đang sử dụng đất mà phải thỏa thuận với cộng đồng những người đang sử dụng đất có sự giám sát của chính quyền. Khi đạt được đồng thuận của đa số ý kiến trong cộng đồng thì phương án chuyển quyền sử dụng đất đã đạt được thỏa thuận sẽ được áp dụng cho tất cả các trường hợp.

Nhà báo Hoàng Sơn:
Từ góc độ một người dân và cũng là người tham gia tổ chức lấy ý kiến nông dân tại cơ sở Hòa Bình, ông Phấn thấy những “đề xuất chỉnh sửa” về quyền thu hồi đất của Nhà nước có những điều gì cần bàn thêm?

Ông Nguyễn Văn Phấn:
Thu hồi, trưng thu, trưng mua là những cụm từ người dân muốn luật đất đai sửa đổi lần này cần làm rõ. Vì hiện nay ở một số địa phương đã xuất hiện một nhóm lợi ích trục lợi từ cụm từ này. Theo ý kiến của tôi thì:

- Khi nhà nước thu hồi đất hay trưng thu trưng dụng đất và tài sản trên đất vào quy hoạch đô thị; Hay vào mục đích phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội . Người dân được quyền thuê chuyên gia định giá tài sản, đất đai để thỏa thuận giá cả với chính quyền trước khi đất, tài sản của họ bị thu hồi hoặc trưng thu. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì tòa án sẽ xác định giá trị thị trường của mảnh đất và tài sản…

- Chính quyền, Nhà lập quy hoạch, nhà đầu tư có trách nhiệm giải thích cho cộng đồng về những thắc mắc của người dân , đảm bảo tất cả mọi người trong cộng đồng đều được quyền nêu ý kiến của mình. Tại Nội dung này cần phải đưa vào điều luật theo nguyên tắc ứng xử.

- Mỗi tỉnh thành phải có 1 ủy ban quy hoạch quy hoạch đối với cấp tỉnh, huyện, xã. Ủy ban này với thành phần, kiến trúc sư, công nhân, nông dân, trí thức, già làng, tôn giáo v.v… đại diện cho tiếng nói của dân. Chính quyền không nhất thiết phải theo những kiến nghị này nhưng có trách nhiệm giải đáp tất cả thắc mắc trong Ủy ban này.

- Thu hồi, trung thu đất đai, tài sản tư nhân cho các mục đích công cộng, Luật cần nêu rõ trong điều luật là “đâu là công cộng”, “đâu là cộng đồng” vì cộng đồng cũng có chủ sở hũa các nhân hay một nhóm người thực hiện mục đích kinh tế.

- Tòa án là cơ quan phát xét cuối cùng cần đưa vào điều luật. Trong trường hợp phải nhờ đến tòa án, các bên phải thực thi phán quyết và chính quyền được phép giải tỏa cưỡng chế theo phán quyết này.

Tôi đề nghị: Điều 62 và điều 63 của Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cần được viết chung lại thành 1 điều thuộc phạm vi được áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng. Các dự án vì mục đích kinh tế của các nhà đầu tư mà phù hợp với quy hoạch thì cần có điều luật quy định riêng.

Nhà báo Hoàng Sơn:
Xin trân trọng cảm ơn các vị diễn giả đã có trao đổi thẳng thắn và đề xuất trực diện về vấn đề vừa nêu. Xin được tóm tắt phần nội dung trên. Chúng ta hi vọng những vấn đề này sẽ tiếp tục nhận được sự chia sẻ ủng hộ của bạn đọc, nhất là những “bạn đọc quan trọng” là Đại biểu Quốc hội và những người tham gia xây dựng dự thảo sửa đổi hiến pháp, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, để hướng tới hoàn thiện bộ luật có tiến bộ đột phá và khả thi cao.

Chuyển sang vấn đề định giá đất nông nghiệp trong dự thảo Luật Đất đai 2003 sửa đổi, trước hết xin hỏi ông Nguyễn Văn Phấn, khi thực hiện tham vấn trực tiếp với cộng đồng tại tỉnh Hòa Bình về cách định giá đất, giá trị tuyệt đối tính theo khung quy ra tiền, ý kiến của đa số người dân như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Phấn:

Về định giá đất, chủ trương định giá đất trên cơ sở giá trị truyệt đối của đất thì hiện nay người dân rất khó hiểu. Đất 2 vụ lúa ở đồng bằng và miền núi có gì khác nhau? Khi đề bù mức giá rất khác nhau. Như vậy rất bất lợi cho nông dân bị thu hồi đất. Câu chuyện này thực tế diễn ra ở nhiều tỉnh, trong đó có 4 tỉnh khi tôi được tham gia khảo sát tham vấn về sửa đổi luật đất đai.

Về đền bù đất, nói một cách hình tượng nếu như ở Hà Nội có nơi giá đền bù đất 1m2 chỉ bằng hai bát phở thì ở Hòa Bình và một số tỉnh thành khác 1m2 đất chỉ được đền bù bằng một quả trứng vịt. Chưa hết, giá đất đền bù năm 2010 có nơi vẫn áp giá đất quy định từ những năm 90, đây là điều rất bất hợp lý.


Xem thêm phần trả lời của ông Nguyễn Văn Phấn.

Nhà báo Hoàng Sơn:
Giáo sư Đặng Hùng Võ có bình luận như thế nào về quy định “định giá đất nông nghiệp” đang được thể hiện ở bản Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi mới nhất mà Giáo sư nắm được?

GS Đặng Hùng Võ:

Tất nhiên là bản dự thảo Luật Đất đai thì cũng không nói chuyên về định giá đất nông nghiệp. Các phương pháp định giá đất gồm có phương pháp so sánh, phương pháp thu nhập, phương pháp triết trừ, phương pháp thặng dư, trong đó 2 phương pháp sau là những phương pháp xử lý đối với đất có tài sản gắn liền và đất có tiền năng trong tương lai.

Quay lại với định giá đất nông nghiệp, người ta lấy lý sự là đất nông nghiệp chưa có thị trường, không có giá trên thị trường nên phải định giá theo phương pháp thu nhập, tức là dựa vào thu nhập của người nông dân để định giá. Công thức rất đơn giản, thu nhập của năm chia cho lãi suất ngân hàng thì bằng giá đất.

Câu chuyện còn lại là tính thu nhập của nông dân là bao nhiêu tiền mỗi năm, thu nhập từ trồng lúa hay trồng rau hay trồng hoa? và lãi suất ngân hàng là mức lãi suất nào, lãi suất cho nông dân vay tiền hay cho đại gia vay tiền? Các tham số chọn sai thì dẫn tới giá đất không phù hợp.

Thực tế cho thấy khi áp dụng xộc xệch công thức trên thì giá rất thấp. Người nông dân không cần lý luận gì về lãi suất ngân hàng, họ chứng minh rất giản dị rằng: chỉ trồng rau muống - thứ nông sản rất xuềnh xoàng thôi, không phải là trồng nấm hay trồng hoa, giống cây cảnh gì, mà lợi nhuận thu được trong 20 năm còn cao hơn rất nhiều so với giá trị đất nhà nước quyết định.

Đây là ví dụ rất thực tế của một hộ dân ở Hòa Bình đưa ra khi chúng tôi đã tiếp xúc. Người nông dân suy nghĩ giản dị lắm, nhưng chính những điều đó chúng ta lại không nghĩ ra được. Chúng ta cứ dùng những tri thức cao cấp nhưng lại không phù hợp với thực tế bằng suy nghĩ của nông dân.

Điều đó gây thiệt thòi cho người nông dân.

Đó là những nguồn cơn của bất đồng thuận xã hội, xảy ra nhiều khiếu kiện, không bền vững. Cơ chế định giá chưa sát với thực tế cuộc sống thì tất chúng ta cần phải thay đổi. Luật pháp phải tiếp nhận được cuộc sống thực thì mới đi được vào cuộc sống, chứ nếu không thì Luật pháp chỉ nằm trên trang giấy thôi.

Nhà báo Hoàng Sơn:
Thưa Tiến sĩ Nguyễn Duy Lượng, về vấn đề định giá đất nông nghiệp, liên quan đến giá đền bù như luật hiện hành có nhiều bất cập, dẫn đến khiếu kiện nóng ở nhiều nơi. Ông có chia sẻ ý kiến của mình, hoặc một câu chuyện mà Hội NDVN đã phải vào cuộc để hỗ trợ giải quyết bảo vệ quyền lợi cho nông dân?

TS. Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam:

Đây là vấn đề cấp thiết đối với nông nghiệp, nông dân. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu nên giá đất phải do Nhà nước quyết đinh, bao gồm khung giá đất và mức giá cụ thể. Khung giá đất, bảng giá đất được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với từng loại đất, các đối tượng sử dụng đất và các trường hợp giao đất, cho thuê đất. Tán thành nguyên tắc giá đất do Nhà nước quy định theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm định giá, đảm bảo phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Có cơ chế xử lý chênh lệch giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các địa phương. Giá đất các địa phương giáp ranh không được chênh lệch quá cao, như Giáo sư Đặng Hùng Võ đã nêu (khoảng 5% là hợp lý). Nên có khung giá đất giống nhau giữa các diện tích có cùng đặc điểm… Cần công bố giá đất 5 năm một lần để ổn định khung giá đất. Việc định giá đất phải lấy mặt bằng chung, không nên lấy hệ số theo từng loại đất. Khung giá đất được điều chỉnh theo giá thị trường.

Giá đền bù đất của tỉnh nào thì tỉnh đó quy định, do chính phủ phê duyệt. Các dự án triển khai cùng thời điểm, trên cùng loại đất nên có sự thống nhất về khung giá đền bù.

Giá đất khu tái định cư cần xem xét lại, thấp hơn hoặc ngang bằng giá đền bù thu hồi đất ở. Chính phủ cần quy định khung giá các loại đất, khung giá đất được xây dựng định kỳ 5 năm một lần. Khi giá đất thị trường tăng hoặc giảm trên 20% do vói khung giá liên tục 180 ngày trở lên thì Chính phủ sẽ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp.

Trong những năm qua, hầu như các địa phương đều gặp phải vấn đề này. Một ví dụ gần đây tại khu đất giữa Văn Giang – Hưng Yên, đã có hàng nghìn người dân phản đối về giá đất. Hiện nay, các đơn thư gửi về Trung ương Hội nông dân có từ 40% đến 50% thắc mắc về vấn đề giá đất.

Nhà báo Hoàng Sơn:
Về đề xuất sửa đổi nội dung liên quan đến định giá đất, qua tham vấn cộng đồng, người dân ủng hộ cơ quan có quyền định giá đất là UBND cấp tỉnh hay một cơ quan độc lập, không phải UBND cấp tỉnh? Câu hỏi này xin được đặt ra cho ông Nguyễn Văn Phấn và ông Phạm Văn Thành.

Ông Phạm Văn Thành:
Từ thăm dò và khảo sát ý kiến người dân. LANDA thấy rằng việc đổi mới thực sự Chính sách về quyết định giá đất chỉ có thể thực hiện được khi thay đổi thể chế quyết định gía đất sao cho có thể kiểm soát được trong quá trình cơ quan Nhà nước quyết định giá đất. Chính sách lúc này cần phải thay đổi trên nguyên tắc : cần tách thẩm quyền quyết định giá đất ra khỏi thẩm quyền quyết định về đất đai nhằm giảm thuộc tính độc quyền quyết định vào một cơ quan nhà nước và bắt buộc thuê dịch vụ định giá đất độc lập trước khi cơ quan nhà nước thực hiện thẩm định và quyết định giá đất.

Cụ thể hơn là, Nhà nước cần thành lập cơ quan thẩm định giá đất quốc gia ở Trung ương theo ngành dọc, thuộc Chính phủ hoặc thuộc Quốc hội có chức năng quyết định giá đất đối với trường hợp nhà nước gia đất, cho thuê, thu hồi đất và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước có tài sản là quyền sử dụng đất và chỉ nên gia thẩm quyền quyết định giao đất cho thuê đất, thu hồi đất cho UBND cấp tỉnh và cấp huyện. Cơ quan định giá đất quốc gia bắt buộc phải sử dụng dịch vụ định giá đất độc lập để đề xuất giá đất khách quan, phù hợp thì trường trước khi thẩm định và quyết định giá theo thẩm quyền.

Trên cơ sở này chúng tôi đề nghị sửa đổi 2 nội dung trong Dự thảo luật đất đai bao gồm: khoản 3 điều 155 được sửa đổi là: " Cơ quan định giá đất quốc gia được thành lập ở Trung ương hoạt động theo ngành dọc có chức năng quyết định giá đất trong những trường hợp cụ thể". Thứ 2, điểm a Khoản 1 điều 116 được sửa đổi bằng cách bỏ đi cụm từ " mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền có yêu cầu" để nội dung còn lại là nhà nước bắt buộc sử dụng dịch vụ định giá đất độc lập" khi xây dựng, điều chỉnh khung giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất và định giá đất cụ thể.

Nhà báo Hoàng Sơn:
Đề nghị ông Nguyễn Văn Phấn bổ sung thêm cho vấn đề này?

Ông Nguyễn Văn Phấn:
Về việc tách cơ quan định giá đất độc lập khỏi UBND cấp tỉnh, tôi rất đồng tình theo phương án này. Chúng tôi mong muốn cấp tỉnh, cấp huyện có một cơ quan trung gian, trong đó người dân được tham gia việc quy hoạch, lập quy hoạch, thu hồi đền bù.

Vì hiện nay UBND tỉnh vừa ra quyết định quy hoạch, vừa ra quyết định thu hồi đất, vừa ra quyết định về giá đất, đề bù đất, vừa quyết định nhà đầu tư trên quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Như vậy chưa thật sự khách quan lắm.

Nhà báo Hoàng Sơn:
Về ý kiến mà ông Thành và ông Phấn vừa trao đổi, GS Võ có thể trao đổi gì thêm, thưa giáo sư?

GS Đặng Hùng Võ:

Chúng ta có thể thấy thấy UBND cấp tỉnh là cơ quan tập trung quyền lực về đất đai lớn nhất, nhưng về nguyên tắc phòng chống tham nhũng, khi thẩm quyền quá tập trung thì sẽ có nguy cơ tham nhũng cao. Kiến nghị tách là hợp lý, mục tiêu là để giảm thiểu, triệt tiêu tham nhũng đi thôi. Rà soát khung pháp lý là một trong những cách loại bỏ nguy cơ tham nhũng, thì chúng ta sẽ yên tâm là tham nhũng không xen vào được.

Theo tôi, kiến nghị là giao cho một cơ quan định giá đất quốc gia, hoặc cũng có thể là một hội đồng định giá đất quốc gia. Thực tế đã có ý kiến cho rằng lại phình ra một tổ chức mới, tăng thêm biên chế. Điều quan trọng là chúng ta cần mạnh tay dẹp đi nhiều tổ chức vô tích sự, và cũng cần tăng thêm các tổ chức cần thiết. Cái chính là chúng ta điều hành tổ chức đó sao cho hiệu quả nhất.

Trong trường hợp chúng ta quá khó khăn mà không thể thành lập thêm tổ chức mới thì chúng ta có thể thành lập một thể chế mềm hơn là Hội đồng định giá đất quốc gia với các thành viên kiêm nhiệm. Mục đích là phải có cơ quan định giá độc lập với cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất. Sau đó, trong thủ tục quyết định giá đất của Nhà nước, cần phải sử dụng dịch vụ định giá đất độc lập trên thị trường để đề xuất gía đất phù hợp thị trường, khách quan và trung tính. Chúng ta muốn chống tham nhũng, cần nghiên cứu kỹ về thể chế định giá đất độc lập để đưa vào khung pháp luật.

Nhà báo Hoàng Sơn:

Xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Duy Lượng - Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; GS.TSKH Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; ông Phạm Văn Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng nông thôn – Tổ chức điều phối Liên minh Đất đai (LANDA) và ông Nguyễn Văn Phấn - Đại diện cộng đồng nông dân tỉnh Hòa Bình tham gia khảo sát góp ý cho dự thảo Luật Đất đai 2003 sửa đổi.

Các quí vị khách mời đã giải đáp nhiều câu hỏi của bạn đọc Dân Việt mà chúng tôi đã tập hợp, chọn lọc và gửi đến trong chương trình trực tuyến. Tuy nhiên, do khuôn khổ thời gian có hạn, còn nhiều câu hỏi của bạn đọc mà chúng tôi chưa thể tổng hợp để gửi đến các quí vị khách mời. Dân Việt sẽ tập hợp, gửi đến các chuyên gia và sẽ có giải đáp với bạn đọc trong thời gian tới./.
Dân Việt (Dân Việt)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem