Người xưa có câu “Chết bỏ con, bỏ cháu, sống không ai bỏ mùng 6 chợ Chuộng” nên kể từ lúc tờ mờ sáng, hàng nghìn người từ khắp nơi đã đổ về chợ Chuộng để được “choảng nhau” cầu may.
Chợ có truyền thống từ 800 trăm năm, mỗi năm chỉ họp một lần vào sáng mùng 6 Tết Nguyên đán.
Tương truyền, chợ Chuộng có lịch sử hơn 800 năm, từ thời Nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Lúc bây giờ, một vị tướng của Lê Lợi khi dẫn quân qua thôn Giang, xã Đông Hoàng (huyện Đông Sơn) thì bị địch phát hiện, bao vây. Nhân dân trong vùng cùng nghĩa quân Lam Sơn nghĩ ra mưu kế cho binh sĩ đóng giả dân thường tổ chức họp chợ bên bãi sông (nay là chợ Chuộng) để đánh lừa quân giặc.
Chợ tập trung ở nơi giáp ranh giữa 3 huyện Thiệu Hóa, Đông Sơn và Triệu Sơn.
Khi giặc đuổi đến nơi, nghĩ đây chỉ là một phiên chợ quê bình thường nên không phòng bị. Thừa lúc này, nghĩa quân ta bất ngờ tấn công tiêu diệt, giặc không kịp trở tay. Để tưởng nhớ vị tướng tài ba đã có công dẹp giặc cứu nước, đến hẹn lại lên, cứ vào mùng 6 Tết hàng năm, người dân khắp vùng lại gác mọi việc đổ về chợ Chuộng để được “choảng nhau”, để được sống lại hào khí của nghĩa quân năm xưa.
Không khí tại chợ Chuộng mỗi lúc một náo nức, dòng người vẫn không ngừng đổ về đây. Hơn nghìn mét vuông đất bên dòng sông Hoàng gần nhưchật kín, những hàng hoá là “vũ khí” đặc trưng không thể thiếu phục vụ cho các “thượng đế” “choảng nhau” như cà chua, trứng gà, táo, quýt… bày la liệt.
Cà chua là mặt hàng được bày bán nhiều nhất trong chợ.
Ngoài việc kiếm được một khoản thu nhập kha khá từ việc bán hàng (trứng gà, cà chua…) thì chuyện mở hàng và bán hàng ngày này tại chợ còn có ý nghĩa biểu trưng hết sức quan trọng, là may mắn đầu xuân cả năm buôn bán thành công, con cháu phúc hoà.
Xuất phát từ những quan niệm trên, phiên chợ đặc biệt này năm nào cũng thu hút được đông đảo người dân xa gần tới dự. Người dân nơi đây cũng như du khách xa gần quan niệm, năm nào mà phiên chợ càng đông, càng “choảng nhau” nhiều thì năm đó mùa màng càng tươi tốt, người dân mạnh giàu, lộc phúc càng nhiều… Vì vậy, chợ đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu dịp đầu năm của con dân Thanh Hoá.
Chợ họp với mong muốn được “mua may, bán rủi”.
Nhiều cảnh tượng ý nghĩa từ các gia đình khi bố mẹ, con cái, thậm chí ông bà có tuổi, cũng ra vui đùa ném cà chua vào nhau để cầu may, vui xuân hết mình. Không ít cảnh tượng oái ăm cười ra nước mắt diễn ra khi những cô gái xinh đẹp thường bị các nhóm nam thanh niên săn lùng “choảng” cà chua, trứng thối vào người, vừa đau, vừa khóc.
Được chờ đợi nhất tại phiên chợ “có một không hai” này là hoạt động ném cà chua của các bạn thanh, thiếu niên. Với một một ý nghĩa dùng cà chua chín đỏ ném vào người nhau để lấy may.
Bởi vậy, những bạn trẻ đến với chợ “choảng nhau” này không dại gì chọn cho mình phương án đi một mình đơn lẻ mà chủ yếu đi cùng các bạn nam, đi đông để được bảo vệ, để “choảng nhau” với bạn của mình cầu may…
Vui lòng nhập nội dung bình luận.