Xác ướp sinh vật có vú còn nguyên vẹn dài 16,6cm.
Theo Daily Star, nữ sinh Angelina Sadovnikova và mẹ đang đi bộ dọc sông Tirekhtyakh ở vùng Siberia lạnh giá thì phát hiện xác sinh vật đóng băng còn nguyên vẹn. Đây cũng là nơi những người săn tìm ngà voi ma mút từng đào bới.
Angelina mang xác sinh vật đóng băng còn nguyên lớp lông đến gặp nhà sử học, nhà khảo cổ học địa phương Prokopyi Nogovitsyn. Hai giáo sư sinh học Nikita Slomonov và Vyacheslav Rozhnov sau đó cũng vào cuộc.
Các bức ảnh chụp cho thấy một loài gặm nhấm từng tồn tại cách đây 41.000 năm, dài khoảng 16,6cm. Đây được coi là xác ướp đóng băng nguyên vẹn nhất từ trước đến nay của loài chuột lemming.
Ảnh chụp X-quang cho thấy phần hộp sọ còn nguyên.
Nó lớn hơn một chút so với chuột lemming ở Siberria ngày nay. Điều khiến các chuyên gia kinh ngạc là xác ướp còn nguyên vẹn đến mức hoàn hảo.
Lớp lông hầu như không thay đổi sau 41.000 năm, nhìn thấy rõ ở lưng, bụng, hai bên hông, nhưng phần đầu không có lông. Phần lưng có lớp lông tối màu còn lớp lông màu vàng có thể được nhìn thấy ở phần bụng.
Ảnh chụp X-quang cho thấy bộ xương của sinh vật cổ xưa, bao gồm cả xương sọ. Tất cả đều còn nguyên vẹn ngoại trừ cơ quan nội tạng. Các nhà nghiên cứu nhận thấy phần xương ở hai đùi của xác ướp bị gãy.
Nữ sinh Angelina Sadovnikova tình cờ tìm thấy xác ướp.
Xác ướp chuột glemming hiện đã được đưa tới Moscow để tìm hiểu thêm. Các nhà nghiên cứu nói: “Phát hiện xác ướp chuột Tirekhtyakh glemming đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu quá trình tiến hóa của một trong những cộng đồng động vật có vú ở Bắc cực”.
Các chuyên gia ước tính sinh vật này đã bị băng vĩnh cửu bao phủ từ cách đây khoảng 41.305-41.885 năm.
Ngày nay, ngày càng nhiều băng vĩnh cửu ở Siberia tan chảy và từ đó để lộ ra nhiều xác ướp sinh vật mà con người chưa từng thấy.
Nhà leo núi Peru Miguel Zárate và các cộng sự đã phải mất nhiều năm mới tìm thấy xác ướp đóng băng của một cô gái người...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.