Hiện nay, ở Hâu Giang, độ mặn của nước dưới sông có lúc lên đến 18,4‰, thế nhưng, nông dân Võ Văn Trưng ở ấp Tân Long B, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp vẫn vui cười. Bởi 20ha dưa lưới của ông vẫn sống rất khoẻ và cho năng suất cao.
Ở Bến Tre, mô hình trồng nhãn Ido theo hướng VietGAP của anh Nguyễn Hữu Thanh (ấp Long Thạnh, xã Long Hòa, huyện Bình Đại) cũng rất được nhiều người chú ý bởi nó không bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn.
Còn ở Cà Mau, ông Mai Lam Phương ở thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước đã trồng được thanh long trong nước mặn dưới tán rừng nuôi tôm theo hình thức quảng canh. Để làm được điều này, ông Phương chờ thuỷ triều xuống để trồng thanh long giống và để thân thanh long bám lên cây mắm – loại cây chịu được nước mặn rất tốt.
Tại Bạc Liêu, nhiều nông dân đang áp dụng kỹ thuật ướt khô xen kẽ trong sản xuất lúa. Mô hình này triển khai trên địa bàn tỉnh đã mang lại hiệu quả thiết thực và được xem là lời giải cho bài toán thiếu nước ngọt, nhất là trong vụ lúa đông xuân.
Ngoài những mô hình trên, người dân vùng ĐBSCL có rất nhiều sáng kiến rất lý thú khác để thích ứng với bối cảnh khí hậu gay gắt hiện nay và thành công bất ngờ. Dù là mô hình nhỏ lẻ, xuất phát từ sáng kiến của người dân nhưng nó cũng thể hiện rằng, người dân ĐBSCL cũng đã bắt đầu có những chuyển đổi trong sản xuất theo tinh thần Nghị quyết 120 của Chính phủ.
Kỳ 4: (Ảnh) Đi qua mùa hạn mặn ở miền Tây: Cùng nhau vượt khó
Vui lòng nhập nội dung bình luận.