Đi qua mùa hạn mặn ở miền Tây (kỳ 2): Những bất lợi không ngờ

Huỳnh Xây - Chúc Ly Thứ hai, ngày 02/03/2020 13:42 PM (GMT+7)
Ở ĐBSCL, mùa khô năm 2019-2020 này khiến nhiều người dân, nhà khoa học và cả các cơ quan chức năng vô cùng bất ngờ trước diễn biến phức tạp của tình hình xâm nhập mặn và khô hạn.
Bình luận 0

Ở Bến Tre, hồ trữ nước ngọt Kênh Lấp (huyện Ba Tri) có tổng kinh phí đầu tư khoảng 85 tỷ đồng, được xem là hồ chứa nước ngọt nhân tạo lớn nhất miền Tây đã bất ngờ bị nhiễm mặn chỉ sau 7 tháng đưa vào sử dụng.

(Ảnh) Đi qua mùa hạn mặn ở miền Tây: Nhiều điều bất ngờ diễn ra - Ảnh 1.

Hồ trữ nước ngọt Kênh Lấp có chiều dài gần 5km, rộng 40-100m, có thể có sức chứa gần một triệu m3 nước. Hiện tại, hồ cung cấp nước ngọt cho khoảng 500 hộ dân của năm xã, đến năm sau, đường ống được mở rộng sẽ cung cấp cho khoảng 5.000 hộ dân.

(Ảnh) Đi qua mùa hạn mặn ở miền Tây: Nhiều điều bất ngờ diễn ra - Ảnh 2.

Việc nguồn nước nhiễm mặn đã gây khó khăn cho việc lấy nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của người dân địa phương. (Ảnh: Huỳnh Xây)

(Ảnh) Đi qua mùa hạn mặn ở miền Tây: Nhiều điều bất ngờ diễn ra - Ảnh 3.

Ông Dương Văn Chương - Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri cho biết, hồ trữ nước ngọt Kênh Lấp nhiễm mặn là điều không mong muốn của địa phương. Khi phát hiện mặn, ngành chức năng đã tiến hành rửa mặn nhưng chỉ rửa được nước lớp mặt bên trên, nước mặn ở dưới đáy vẫn còn khoảng 1.45‰. Địa phương đã kiến nghị với các đơn vị có liên quan tiến hành các giải pháp rửa mặn, có thể xả hết nước mặn trong hồ ra khi nước sông bên ngoài hồ ngọt trở lại hoặc trong mùa mưa tới (Ảnh: Huỳnh Xây)

Ở Cần Thơ, nhiều người bất ngờ khi năm nay mặn xâm nhập tới địa phương này với mức độ phức tạp hơn. Cụ thể là trong đợt mặn lịch sử năm 2016, mặn "tấn công" tới thành phố với độ mặn hơn 2‰ nhưng chỉ trong vòng vài tiếng vào thời điểm triều cường rồi rút dần và hết hẳn sau đó. Tuy nhiên, năm nay độ mặn xuất hiện sớm hơn gần một tháng và độ mặn cao hơn.

(Ảnh) Đi qua mùa hạn mặn ở miền Tây: Nhiều điều bất ngờ diễn ra - Ảnh 4.

Hướng xâm nhập mặn vào thành phố này chủ yếu theo từ sông Hậu và do thủy triều đẩy mặn từ biển vào. Mặn chủ yếu xuất hiện trong các đợt triều cường và ảnh hưởng đến các quận, huyện có vị trí địa lý nằm cặp theo sông Hậu (giáp với tỉnh Hậu Giang) như quận Cái Răng (Ảnh: Huỳnh Xây)

Ở Cà Mau, tình trạng khô hạn đã làm mất phản áp của nước vào thành bờ sông, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt lún đường.  

(Ảnh) Đi qua mùa hạn mặn ở miền Tây: Nhiều điều bất ngờ diễn ra - Ảnh 5.

Đến nay, các tuyến đường do tỉnh Cà Mau quản lý đã sụp lún 5 điểm trên tuyến Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc, nhiều vết rạn nứt trên tuyến Co Xáng - Cơi Năm - Đá Bạc. Ngoài ra, lộ giao thông nông thôn đã có 907 vị trí sụt lún với tổng chiều dài hơn 21.600m (trong đó tại huyện Trần Văn Thời có 578 vị trí sụt lún lộ bê tông với tổng chiều dài gần 12.200m, 326 vị trí sụt lún lộ đất đen với tổng chiều dài hơn 9.100m) (Ảnh: Chúc Ly)

(Ảnh) Đi qua mùa hạn mặn ở miền Tây: Nhiều điều bất ngờ diễn ra - Ảnh 6.

Đáng chú ý là liên tiếp xảy ra 2 vụ sụt lún tuyến đê biển Tây với chiều dài gần 200m trên địa bàn xã Khánh Bình Tây (huyện Trần Văn Thời), với nhiều vị trí lún sâu khoảng 2m, giao thông bị chia cắt hoàn toàn (Ảnh: Chúc Ly)

(Ảnh) Đi qua mùa hạn mặn ở miền Tây: Nhiều điều bất ngờ diễn ra - Ảnh 7.

Tuyến đê biển Tây bị sụt lún nghiêm trọng (Ảnh: Chúc Ly)

Mặc dù đã có dự đoán trước nhưng nhiều người dân và các cơ quan chức năng không khỏi bất ngờ, lo lắng khi mặn đã xuất hiện ở ĐBSCL ở mức cao và đột biến từ tháng 12/2019 rồi kéo dài đến thời điểm này, ranh mặn nhiều nơi đã vào sâu hơn đợt năm năm 2016.

(Ảnh) Đi qua mùa hạn mặn ở miền Tây: Nhiều điều bất ngờ diễn ra - Ảnh 8.

Cống điều nước ở tỉnh Sóc Trăng phải đóng từ rất sớm để ngăn nước mặn tràn vào nội đồng (Ảnh: Huỳnh Xây)


 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem