1. Ấn Độ
Máy bay Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.
Quốc gia hiện sở hữu số lượng máy bay chiến đấu đa năng Su-30 nhiều nhất thế giới là Ấn Độ. Tính đến tháng 8.2014, không quân nước này đã có trong biên chế 200 chiếc Su-30MKI và trong tương lai gần sẽ tăng lên tới 272 chiếc.
Sukhoi Su-30MKI (Flanker H) là máy bay tiêm kích hạng nặng được thiết kế với nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoạt động tầm xa.
Do máy bay chiến đấu xuất khẩu của Nga thường bị cắt giảm tính năng nên phía Ấn Độ tỏ ra không hài lòng. Chính vì vậy họ đã tiến hành lắp các thiết bị điện tử của Pháp và Israel lên máy bay. Cụ thể như sau:
Màn hình hiển thị trước mặt phi công (HUD), hệ thống dẫn đường hồng ngoại tiên tiến (NAVFLIR) và thiết bị chỉ thị mục tiêu laser Damocles Laser Designation là của tập đoàn Thales. Cảm biến cảnh báo tên lửa MAW-300 (MAWS) và cảm biến cảnh báo laser (LWS) được mua từ SAAB AVITRONICS.
Bên cạnh đó, các thành phần chủ yếu của Nga như radar NIIP N011M BARS PESA và động cơ 2D TVC AL-31FP vẫn được giữ lại. Su-30MKI được đánh giá là biến thể mạnh nhất của gia đình máy bay Sukhoi Su-30.
2. Trung Quốc
Máy bay Su-30MKK của Không quân Trung Quốc.
Quốc gia đứng thứ hai thế giới về độ hùng hậu của phi đội Su-30 là Trung Quốc, tính đến năm 2012 Không quân và Hải quân nước này có tất cả 76 chiếc Su-30MKK và 24 chiếc Su-30MK2. Phiên bản Su-30 của Trung Quốc thiên về cường kích mà cụ thể là chức năng đối hải được coi trọng.
Mới đây Trung Quốc tuyên bố đã chế tạo thành công "bản nhái" của Su-30MK2 với định danh J-16. Do vậy số lượng Su-30 các phiên bản của họ chắc chắn đã dừng lại ở con số 100.
3. Nga
Máy bay Su-30SM của Không quân Nga.
Trong suốt nhiều năm, nước Nga chủ yếu sản xuất Su-30 phục vụ mục đích xuất khẩu. Mãi gần đây người Nga mới trang bị cho mình những chiếc Su-30 hiện đại ở 2 phiên bản Su-30SM (26 chiếc) và Su-30M2 (14 chiếc).
Biến thể Su-30SM của Nga được thiết kế dựa trên phiên bản Su-30MKI dành cho Không quân Ấn Độ. Giống như Su-30MKI, Su-30SM cũng được trang bị 2 cánh mũi phía trước nhằm tăng khả năng cơ động.
Bên cạnh những thiết bị điện tử hàng không độc quyền của Nga thay thế vị trí các thiết bị của Pháp và Israel như trên máy bay của Ấn Độ, thiết kế khí động học nguyên khối, động cơ điều khiển vector lực đẩy 2 chiều AL-31FP và radar BARS N011M của Su-30MKI vẫn được giữ nguyên.
Trong khi đó, Su-30M2 là phiên bản nội địa hóa dành riêng cho Không quân Nga dựa trên dòng máy bay chiến đấu đa năng nổi tiếng Su-30MK2. Điểm khác biệt lớn nhất là các thiết bị điện tử hàng không của Su-30M2 có sức mạnh vượt trội hoàn toàn so với Su-30MK2.
Đáng kể nhất là việc lắp đặt radar N035 Irbis-E (loại radar trang bị cho Su-35S) đã được thử nghiệm thành công và máy bay còn được trang bị động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều (2D TVC) AL-31FP (loại lắp trên Su-30MKI).
4. Algeria
Máy bay Su-30MKA của Không quân Algeria.
Phiên bản Su-30 của Algeria có ký hiệu Su-30MKA, cấu hình của Su-30MKA rất gần với Su-30MKI của Ấn Độ và đều thiên hẳn về chức năng tiêm kích phòng không.
Không quân Algeria hiện sở hữu 28 máy bay Su-30MKA và trong tương lai gần sẽ được bổ sung thêm 16 chiếc nữa.
5. Việt Nam
Máy bay Su-30MK2 của Không quân Việt Nam.
Việt Nam hiện là quốc gia sở hữu phi đội máy bay chiến đấu đa năng Su-30 lớn nhất Đông Nam Á với 4 chiếc Su-30MK và 24 chiếc Su-30MK2 (4 chiếc mới nhận trong tháng 12/2014).
Tất cả số Su-30 của Việt Nam đều là phiên bản thiên về chức năng cường kích đánh biển mặc dù màu sơn của chúng có sự khác biệt (xanh biển và xanh lá).
Trong năm 2015, Việt Nam sẽ nhận tiếp 8 chiếc Su-30MK2 còn lại của hợp đồng ký năm 2013, nâng tổng số Su-30 trong biên chế lên đến 36 chiếc.
Xem thêm: Chùm ảnh Su 30MK2 hiện đại nhất của Việt Nam diễn tập
6. Venezuela
Máy bay Su-30MK2 của Không quân Venezuela.
Không quân và Chính phủ Venezuela vào ngày 14.6.2006 thông báo đặt đã mua 24 chiếc Su-30MK2. 2 chiếc đầu tiên được giao vào tháng 12/2006 trong khi 8 chiếc khác được giao trong năm 2007, việc giao hàng 14 chiếc còn lại đã được hoàn thành cuối năm 2008
7. Malaysia
Máy bay Su-30MKM của Không quân Malaysia.
Không quân Hoàng gia Malaysia tỏ ra rất ấn tượng với những chiếc Su-30MKI của Ấn Độ sau một chuyến tham quan. Do đó họ đã quyết định đặt mua 18 chiếc Su-30MKM từ Irkutsk vào tháng 5.2003 và nhận 2 chiếc đầu tiên ngày 23.5.2007, công việc giao hàng được hoàn tất vào cuối năm 2008.
8. Angola
Máy bay Su-30K khi còn trong biên chế Không quân Ấn Độ.
Angola vào đầu năm nay đã mua lại 12 chiếc Su-30K phiên bản tiêm kích phòng không vốn được Nga sản xuất cho Không quân Ấn Độ dùng tạm trong khi chờ tiếp nhận những chiếc Su-30MKI tiên tiến hơn.
Trước đó có rất nhiều dự đoán cho rằng Việt Nam sẽ mua lại toàn bộ 18 chiếc Su-30K này, tuy nhiên cuối cùng Việt Nam đã quyết định bỏ qua để mua tiếp máy bay Su-30MK2 mới.
9. Uganda
Máy bay Su-30MK2 của Không quân UgandaMáy bay Su-30MK2 của Không quân Uganda.
Không quân Uganda hiện có trong biên chế 6 chiếc Su-30MK2 đặt mua trong năm 2010 và việc giao hàng được hoàn thành vào tháng 6.2012.
Su-30MK2 của Uganda gần đây đã được thử lửa khi chính phủ nước này quyết định điều động toàn bộ phi đội sang tham chiến tại Nam Sudan, giúp quân đội nước này chống lại phe nổi dậy.
10. Indonesia
Máy bay Su-30MK2 của IndonesiaMáy bay Su-30MK2 của Indonesia.
Không quân Indonesia hiện có tất cả 11 chiếc Su-30 ở cả 2 phiên bản MK và MK2. Hợp đồng mua Su-30 của Indonesia khá lạ lùng khi không kèm theo vũ khí. Do đó có nhận định rằng những máy bay này đã được sửa đổi để mang vũ khí phương Tây.
P.V (Đại lộ)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.