Nhà giáo có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp được Nhà nước tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và các danh hiệu khen thưởng cao quý khác theo quy định của Luật Thi đua – Khen thưởng.
Ngày 20-11 hàng năm được quy định là Ngày Nhà giáo Việt Nam và hiện nay nhà giáo được nghỉ hè (khoảng 8 tuần/năm) cùng với các ngày nghỉ lễ, tết khác theo quy định của Bộ Luật Lao động.
Về chính sách tiền lương
Hiện nay, nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục công lập được xếp vào các thang, bậc lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
Đối với giáo viên mầm non:
Hệ số lương giáo viên mầm non hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89);
Hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98);
Hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2.2 (từ hệ số lương 4.00 đến hệ số lương 6.38).
Đối với giáo viên mầm non chưa đạt chuẩn, nếu ở hạng IV áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1.86 đến hệ số lương 4.06). Giáo viên mầm non ở hạng II chưa đạt chuẩn áp dụng bảng lương giáo viên mầm non hạng III theo quy định mới (từ hệ số lương 2,01 đến hệ số lương 4,89).
Đối với giáo viên tiểu học:
Hệ số lương giáo viên tiểu học hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại AI (từ hệ số lương 2.34 đến hệ số lương 4.98); hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2.2 (từ hệ số lương 4.00 đến hệ số lương 6.38); hạng I được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2.1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,788).
Đối với giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn ở hạng IV áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1.86 đến hệ số lương 4.06). Giáo viên tiểu học hạng III chưa đạt chuẩn áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89). Đối với giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn nếu ở hạng II áp dụng hệ số lương của viên chức loại AI (từ hệ số lương 2.34 đến hệ số lương 4.98).
Đối với giáo viên THCS:
Giáo viên trung học cơ sở hạng III, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Giáo viên trung học cơ sở hạng II, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
Giáo viên trung học cơ sở hạng I, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.
Giáo viên trung học cơ sở chưa đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo nếu ở hạng III áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89).
Giáo viên trung học cơ sở chưa đủ tiêu chuẩn theo chức danh (đã đạt chuẩn trình độ đào tạo) nếu là hạng II thì xếp lương theo hạng III, nếu ở hạng I xếp lương theo hạng II.
Đối với giáo viên THPT:
Hệ số lương giáo viên trung học phổ thông hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98); hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38); hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78).
Đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông:
Hiện nay, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông được hưởng lương chuyên môn (tính theo hệ số lương và lương cơ sở) cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo nhân với lương cơ sở (từ 0,15 đến 0,7 theo Thông tư số 33/2005/TT-BGD&ĐT ngày 8/12/2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập).
Chế độ nâng hạng, nâng bậc lương
Việc nâng hạng, nâng bậc lương cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được thực hiện theo hướng dẫn chung của Bộ Nội vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cũng như các quy định về nâng hạng viên chức.
Ưu điểm của việc áp dụng nâng hạng, nâng bậc lương theo quy định hiện hành rất dễ dàng cho người thực hiện; cá nhân viên chức, người lao động cũng dễ theo dõi quá trình lương của mình.
Chế độ phụ cấp theo nghề
Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non, phổ thông được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi
theo quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:
Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Chế độ phụ cấp thâm niên
theo quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ và hiện nay là Nghị định 77/2021/NĐ-CP của Chính phủ, theo đó: Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.
Ngoài ra, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác tại các trường chuyên biệt
được hưởng chế độ chính sách theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ, cụ thể như sau:
Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
Phụ cấp ưu đãi: Mức phụ cấp 50% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường năng khiếu thể dục thể thao; trường năng khiếu nghệ thuật; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường dự bị đại học.
Mức phụ cấp 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông chuyên, trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật.
Hệ số phụ cấp trách nhiệm 0,3 so với mức lương tối thiểu (lương cơ sở).
Ngoài các chế độ chung như giáo viên khác, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn
còn được hưởng thêm các chế độ chính sách theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP; Nghị định số 116/2010/NĐ-CP và Nghị định số 19/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Phụ cấp ưu đãi: 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và không hưởng phụ cấp ưu đãi đã quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập;
Phụ cấp thu hút: bằng 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
Trợ cấp lần đầu: Theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP: 4.000.000 đồng (bốn triệu đồng) cho một người; Theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP và Nghị định số 19/2013/NĐ-CP: bằng 10 tháng lương tối thiểu chung;
Phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; Phụ cấp lưu động (Hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu);
Phụ cấp dạy bằng tiếng và chữ viết của người dân tộc thiểu số: Được hưởng thêm phụ cấp 50% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ:
Một số phụ cấp khác
:
Giáo viên dạy lớp ghép ở tiểu học được hưởng phụ cấp dạy lớp ghép từ 50% - 75%.
Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.
Ngoài ra, tùy theo điều kiện cụ thể, một số địa phương cũng có chính sách riêng đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.
Cơ chế quản lý và chi trả tiền lương
Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Ưu điểm của cơ chế này là mang tính ổn định cao vì không phụ thuộc nhiều vào hiệu quả làm việc, phù hợp văn hóa truyền thống, ghi nhận công sức đóng góp của những người lớn tuổi, khuyến khích làm việc lâu dài.
Cơ chế chi trả lương rõ ràng, cụ thể, minh bạch, tùy vào trình độ, chức danh nghề nghiệp cụ thể mà xác định tiền lương nên dễ quản lý, dễ kiểm soát, bảo đảm công bằng cho những người làm cùng một công việc, ở cùng một bậc trình độ.
Đánh giá việc nâng lương do có thành tích đột xuất: việc nâng lương đột xuất cho viên chức có nhiều thành tích đóng góp trong 02 năm, đem lại lợi ích cho đơn vị. Khuyến khích tinh thần làm việc, khuyến khích sáng tạo, đổi mới, tạo tâm lý phấn chấn trong nhân viên.
Việc thực hiện cơ chế chi trả lương theo thâm niên cho thấy nguyên tắc người làm việc càng lâu năm, càng lớn tuổi thì mức lương càng cao, trong khi đó cán bộ trẻ có trình độ, có năng lực chuyên môn và tâm huyết với công việc nhưng hệ số lương thấp thì tiền lương không đủ hấp dẫn để khuyến khích họ.
Về các khoản thu nhập ngoài lương và phụ cấp theo lương:
Ngoài tiền lương, các cơ sở giáo dục có nguồn thu từ các hoạt động có thu và tiết kiệm chi thường xuyên,...đều chi cho tất cả công chức, viên chức và người lao động khoản thu nhập tăng thêm hàng tháng. Tiêu chuẩn, định mức được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.