Nhật tấn công Trân Châu Cảng là cái cớ để Mỹ nhảy vào Thế chiến 2.
CNN ngày 9.12 đã đăng tải bài phân tích của Giáo sư Lịch sử Peter Kuznick từ Đại học Tổng hợp Mỹ ở Washington và đạo diễn, nhà biên kịch nổi tiếng từng 2 lần đoạt giải Oscar, Oliver Stone về vấn đề này.
Cái cớ để Mỹ nhảy vào Thế chiến 2
Cuộc tấn công của hạm đội Nhật nhằm vào Trân Châu Cảng không phải là bước đi liều lĩnh mà hoàn toàn mang ý nghĩa tự sát. Nhà sử học hải quân Samuel Eliot Morison nói bình luận quân Nhật đã mắc phải “sai lầm chiến lược”.
Một tuần trước ngày Nhật Bản tấn công, nhiều quan chức, bao gồm cả Nhật hoàng Hirohito đã phản đối kế hoạch này. Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật Bản Hideki Tojo đã phê chuẩn kế hoạch này với mục đích hủy diệt hạm đội Thái Bình Dương Mỹ.
Nhật Bản lo ngại, nếu không ra tay trước, con đường tiếp cận đến nguồn tài nguyên ở Đông Nam Á sẽ bị chặn đứng.
Theo CNN, cuộc tấn công chớp nhoáng ở Trân Châu Cảng thực tế chỉ thành công một phần. Nhật Bản đánh chìm 3 thiết giáp hạm Mỹ, gây hư hại nhiều tàu chiến và khiến 2.335 lính Mỹ cùng 68 dân thường thiệt mạng.
Giáo sư Peter Kuznick tin rằng, Mỹ và Nhật Bản rồi cũng sẽ phải quyết chiến với nhau dù có xảy ra sự kiện ở Trân Châu Cảng hay không.
3 tàu sân bay của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ khi đó không ở Trân Châu Cảng. Các tàu chiến và máy bay Mỹ đều sớm được sửa chữa và có thể ra khơi. Tháng 6.1942, hạm đội Mỹ đánh đánh chìm 4 tàu sân bay Nhật trong trận Hải chiến Midway và nắm thế chủ động trong cục diện chiến tranh ở Thái Bình Dương.
Có thể nói, cuộc tấn công mở màn của Nhật là cái cớ tốt nhất để Tổng thống Franklin Roosevelt đưa nước Mỹ vào Thế chiến 2. Người dân Mỹ đa số ủng hộ phe Đồng Minh, phản đối hành động tàn bạo của phát xít Đức và đế quốc Nhật. Nhưng chỉ có số ít sẵn sàng muốn đất nước tuyên chiến.
Cho đến năm 1941, Roosevelt đã bí mật đưa Mỹ vào thế đối đầu với Đức ở châu Âu và Nhật ở châu Á. Tại Newfoundland (Canada), Roosevelt nói với Thủ tướng Anh khi đó là Winston Churchill rằng, Mỹ sẽ “hỗ trợ chiến tranh nhưng không tuyên chiến”. Mọi thứ Roosevelt có thể làm là khiêu khích để tạo ra “sự cố” có thể dẫn đến chiến tranh.
Quyết định công khai hỗ trợ Anh chống Đức và ngừng xuất khẩu dầu, kim loại và các nguồn tài nguyên khác cho Nhật là minh chứng rõ nhất của Tổng thống Mỹ Roosevelt.
Một ngày sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng, Roosevelt đã trình văn bản lên Quốc hội, yêu cầu tuyên chiến với Nhật. 3 ngày sau, Đức và Italia – đồng minh của Nhật tuyên chiến với Mỹ.
Mỹ sẵn sàng chiến tranh với Nhật từ lâu
Mỹ coi cuộc tấn công của Nhật là “hèn hạ” vì Tokyo không tuyên chiến với Washington trước. Cuộc tấn công diễn ra trong lãnh thổ Mỹ bởi Hoa Kỳ nắm quyền kiểm soát Hawaii từ năm 1898. Gần 120.000 người Mỹ gốc Nhật vì sự kiện này mà bị quản thúc đặc biệt trong các trại cải tạo cho đến cuối cuộc chiến.
Franklin D. Roosevelt đã bí mật đưa nước Mỹ và thế đối đầu với phát xít Đức và đế quốc Nhật từ năm 1941.
Nhưng nếu Nhật không tấn công Trân Châu Cảng, chiến tranh Thái Bình Dương rồi cũng sẽ nổ ra với mô típ tương tự. Quan hệ Mỹ-Nhật đã trở nên căng thẳng trước đó nhiều năm. Dù có xảy ra sự kiện Trân Châu Cảng hay không, hai quốc gia sẽ vẫn tuyên chiến với nhau, theo CNN.
Bởi ngày 8.12.1941, trong khi Roosevelt đang trình văn bản lên Quốc hội, Nhật đã mở chiến dịch tấn công ở khắp châu Á, từ Hong Kong, Philippines, đảo Guam cho đến Thái Lan, Singapore hay Malaysia.
Quan chức Mỹ thực tế đã phá vỡ quy tắc ngoại giao với Nhật từ tháng 8.1940, giúp cho Washington có thể giám sát kế hoạch chuẩn bị cho chiến tranh của Nhật. Theo CNN, Mỹ đoán được một cuộc tấn công sẽ nổ ra.
Phía Mỹ chỉ không biết được rằng, kế hoạch tấn công đó nhằm vào Trân Châu Cảng. Quan chức Mỹ tin Nhật Bản sẽ tấn công các khu vực nhiều dầu mỏ như Công ty Đông Ấn Hà Lan (Indonesia ngày nay), Malaysia và Philippines trước.
Chiến dịch tấn công căn cứ Mỹ ở Philippines, Guam, đảo Wake và đảo Midway của Nhật cũng sẽ là cái cớ khác để Roosevelt kéo nước Mỹ vào Thế chiến 2. Ước tính chỉ riêng ở Philippines, giao tranh với quân Nhật đã khiến 23.000 binh sĩ Mỹ và 100.000 lính Philippines thiệt mạng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.