Tàu sân bay đang trở thành gánh nặng vì dễ dàng trở thành mục tiêu hàng đầu của đối phương.
Theo National Interest, tác giả Henry Holst nhận định rằng việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tàu sân bay thực tế là điều bất khả thi. Ngay cả tàu sân bay USS Ford thế hệ mới của Mỹ có giá tới 12 tỷ USD cũng không phải bất khả xâm phạm. Trong tình huống tồi tệ nhất, 4.000 thủy thủ trên tàu sân bay Mỹ sẽ trở thành nạn nhân trong thảm kịch kinh hoàng.
Đó là con số thương vong rất lớn nếu so sánh với 4.000 binh sĩ Mỹ thiệt mạng sau 8 năm đầu tiên nổ ra chiến tranh Iraq. Chỉ riêng con số thương vong này đã tạo nên làn sóng phản đối dữ dội trong dư luận Mỹ.
Hãy hình dung một con số thương vong tương tự, nhưng xảy ra chỉ trong một giờ, ở giữa biển khơi. Đó sẽ thực sự là thảm họa không ai có thể đánh giá hết hệ quả, tác giả Henry Holst viết.
Ngày nay, việc đánh chìm một tàu sân bay 100.000 tấn của Mỹ không còn là nhiệm vụ bất khả thi. Trung Quốc đã sở hữu loạt những tên lửa chống hạm, tên lửa siêu thanh và tên lửa hành trình uy lực.
Mỹ có hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis đáng tin cậy nhất hiện nay, nhưng các tàu chiến trang bị hệ thống này cũng chỉ có giới hạn, chưa nói đến số lượng tên lửa đánh chặn có thể khai hỏa đồng thời.
Các tàu chiến Mỹ, bao gồm cả tàu sân bay sẽ trở thành “bia tập bắn của đối phương” nếu một khi hết tên lửa đánh chặn.
Theo tác giả Henry Holst, để có thể đưa những phi đội tiêm kích tấn công bất kỳ mục tiêu nào trong 24 giờ, hải quân Mỹ cần đến những tàu sân bay cỡ lớn. Duy trì hoạt động của các đội tàu này tiêu tốn chi phí khổng lồ, trong khi đối phương đã phát triển các vũ khí phi đối xứng, tấn công tàu sân bay từ xa.
Tàu sân bay Mỹ có thể mang theo tới 90 máy bay các loại.
Tác giả Henry Holst cho rằng Mỹ đang “bỏ hết trứng vào một rổ” khi phụ thuộc vào nhóm tác chiến tàu sân bay.
“Quá to lớn, đắt đỏ và không hề bất khả xâm phạm như nhiều người lầm tưởng”, đó là những từ mà giới phân tích ngày nay đánh giá về tàu sân bay. Các tiêm kích hạm trên tàu sân bay ngày nay chưa chắc đã có thể tiếp cận được đối phương đủ gần, ở thời đại mà tên lửa tầm xa dẫn đường bằng vệ tinh đang xuất hiện ngày một dày đặc.
Thomas Mahnken, Giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Tiên tiến của Đại học Johns Hopkins cho rằng, mối đe dọa với tàu sân bay đã tồn tại từ thời Chiến tranh Lạnh và nó ngày càng trở nên rõ ràng hơn. “Mỹ đã giậm chân tại chỗ trong việc đề ra các phương án đối phó, trong khi đối phương đã sở hữu hàng loạt vũ khí được coi là sát thủ diệt tàu sân bay”.
Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói Moscow không cần 5 hay 10 nhóm tác chiến tàu sân bay như Mỹ, mà chỉ cần những vũ khí có khả năng đánh chìm tàu sân bay.
“Chúng ta cần những phương tiện có thể sử dụng để đối phó các nhóm tác chiến tàu sân bay. Cách đối phó này rẻ và hiệu quả hơn nhiều!", ông Shoigu giải thích.
Tác giả Henry Holst kết luận, thời đại của tàu sân bay sớm muộn cũng sẽ đến hồi kết vì đây không phải là thứ vũ khí cuối cùng trong sự phát triển công nghệ tác chiến trên biển. Đó là lúc xảy ra viễn cảnh thảm họa về một tàu sân bay bị đánh chìm với 4.000 người chết mà chính các binh sĩ và thủy thủ Mỹ là người trả giá lớn nhất.
Với kích thước siêu khủng, lớp vỏ kiên cố và khả năng tác chiến đa dạng, cùng một lúc có thể tung ra nhiều đòn đánh...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.