Ông Donald Trump có nguy cơ nằm trong số ít các đời Tổng thống Mỹ bị luận tội
Dù hiếm khi được đem ra áp dụng, song Điều II, Khoản 4 của Hiến pháp Mỹ luôn là thứ mà 44 đời Tổng thống nước này phải e ngại nhiều nhất.
Điều khoản này quy định rằng tổng thống và các viên chức trong chính phủ Mỹ "sẽ bị bãi nhiệm nếu bị luận tội và kết án các tội danh như phản quốc, hối lộ, hay dính líu đến các tội danh và hành vi nghiêm trọng khác."
Bước đầu tiên của quá trình luận tội được tiến hành bởi Hạ viện, nơi sẽ xảy ra các cuộc tranh luận và biểu quyết về việc có nên đưa ra các cáo buộc hay không. Quá trình này thực tế có thể được thông qua một cách đơn giản bởi phe đa số trong tổng số 435 thành viên của Hạ viện Mỹ.
Nếu một nghị quyết luận tội được Hạ viện thông qua, phía Thượng viện sẽ tổ chức một phiên tòa xét xử Tổng thống, với chủ tọa là các Chánh án của Tối cao Pháp viện Mỹ. Một sự đồng thuận của 2/3 thành viên Thượng viện trong việc biểu quyết các tội danh được nêu ra là điều kiện cần để kết án và bãi nhiệm một tổng thống, dù chưa biết kết quả cuối cùng sẽ như thế nào.
Từ khi mới được ban hành cho đến nay, có tổng cộng 20 thành viên chính phủ Mỹ trở thành nạn nhân của Điều II, Mục 4 Hiến pháp với các cáo buộc khác nhau, trong đó 8 người đã buộc phải rời nhiệm sở, đa số là các thẩm phán cấp liên bang. Tuy nhiên chỉ có 3 trong số các đời Tổng thống bị lưỡng viện Mỹ hội luận tội và xét xử.
Họ là những ai?
Bill Clinton
Vào tháng 10. 1998, Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát đã bỏ phiếu triển khai các thủ tục luận tội đối với vị Tổng thống của đảng Dân chủ, sau nhiều tháng tranh cãi về mối quan hệ của ông với bà Monica Lewinsky, một thực tập sinh tại Nhà Trắng,
Cuộc biểu quyết nổ ra sau 2 vòng đối chất của Tổng thống Clinton diễn ra trong năm: lần thứ nhất vào tháng 1, và lần thứ 2 vào tháng 8, khi ông bị luật sư độc lập Kenneth Starr đối chất về việc tham gia vào các mối quan hệ không lành mạnh với bà Lewinsky trước một bồi thẩm đoàn cấp liên bang.
Tổng thống Clinton chính thức bị luận tội vào ngày 19.12 .1998, với các cáo buộc giả mạo lời khai trước bồi thẩm đoàn và gây cản trở việc thi hành công vụ. Một phiên tòa xét xử của Thượng viện đối với ông được triển khai vào ngày 7.1.1999, và diễn ra trong 4 tuần, với chủ tọa là Chánh án William Rehnquist.
Tuy nhiên, đến ngày 12.2 cùng năm, Thượng viện Mỹ đã biểu quyết tha bổng cho Tổng thống Clinton, do chỉ có có 45 Thượng nghị sĩ bỏ phiếu kết án ông về tội khai man, và 50 phiếu cho tội cản trở công vụ, ít hơn mức tối thiểu là 67 phiếu để tiến hành việc xét xử.
Richard Nixon
Hạ viện Mỹ đã khởi xướng một quá trình luận tội đối với Tổng thống Nixon vào tháng 2.1974, khi ủy quyền cho Ủy ban Tư pháp Thượng viện mở cuộc điều tra xem liệu có đủ căn cứ để cáo buộc ông về các tội danh và hành vi nghiêm trọng hay không. Các cáo buộc trên chủ yếu liên quan đến Bê bối Watergate, vụ đột nhập vào trụ sở Ủy ban Quốc gia của đảng Dân chủ bị phát giác vào tháng 2.1974, và các nỗ lực của chính quyền Nixon nhằm che giấu sự dính líu của mình với nó.
Vào tháng 7.1974, Ủy ban Tư pháp của Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn 3 điều khoản luận tội với Tổng thống Nixon, gồm các tội danh cản trở công lý, lạm quyền và coi thường Quốc hội.
Thậm chí, trước cả khi toàn thể Hạ viện có thể biểu quyết cho các điều khoản luận tội, một đoạn ghi âm được công bố cho thấy rõ ràng Tổng thống Nixon có vai trò trong việc che đậy vụ bê bối trên. Điều này đã buộc ông Nixon phải từ chức vào ngày 9.8.1974.
Andrew Johnson
Bản luận tội Tổng thống Johnson năm 1868 là đỉnh điểm của một cuộc tranh chấp nảy lửa giữa một vị Tổng thống và Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát, ở thời điểm Tái thiết sau cuộc Nội chiến.
Nguyên nhân cụ thể cho việc luận tội là nỗ lực sa thải Bộ trưởng Chiến tranh Edwin Stanton của Tổng thống Johnson, do lập trường cứng rắn của ông Stanton đối với phe bại trận miền Nam. 9 trong số 11 bản luận tội đối với Tổng thống Johnson đều liên quan đến những lùm xùm của ông đối với người đứng đầu Bộ Chiến tranh Mỹ vào lúc đó.
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu luận tội Tổng thống Johnson vào ngày 3.3.1868. Chỉ 3 ngày sau, Thượng viện đã triệu tập một phiên tòa luận tội chính thức, với chủ tọa là Chánh án Tối cao Pháp viện Salmon P. Chase.
Đến ngày 16.5.1868, sau một phiên xét xử đầy bão táp, Thượng viện Mỹ cuối cùng đã không thể kết án bất kỳ tội danh nào đối với Tổng thống Johnson trong tổng số 11 tội danh được nêu ra, do không đạt đủ 2/3 lượng phiếu bầu cần thiết. Sau 10 ngày tạm nghỉ, 2 vòng bỏ phiếu sau đó cũng gặp thất bại với tỷ lệ tương tự, và quá trình luận tội Tổng thống Johnson cũng chính thức khép lại.
Những lời kêu gọi luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump từ một số thành viên đảng Dân chủ đã bắt đầu kể từ sau...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.