Phát biểu tại phiên thảo luận chiều 23/5, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đề nghị Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020 tại phiên họp Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 3 chiều 23/5.
Theo phản ánh, một số ngân hàng đang thực hiện việc tăng lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn về việc triển khai yêu cầu tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 liên quan đến lãi suất ngân hàng.
Tại báo cáo thẩm tra trình bày trước Quốc hội sáng 23/5, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, cần nghiên cứu kịch bản tiếp tục giảm thuế tiêu thụ đặc biệt để ứng phó trong trường hợp giá dầu thế giới biến động lớn, tăng cao hơn.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, Chính phủ sẽ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của nhân dân, đại biểu Quốc hội về việc quy định môn học lịch sử là môn bắt buộc trong chương trình giáo dục ở cấp trung học phổ thông.
Trong báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, cử tri và nhân dân mong muốn cơ quan chức năng sớm điều tra, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lấy danh nghĩa hiến đất làm đường, sau đó phân lô, bán nền.
Việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022, nhất là mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6 - 6,5% là thách thức rất lớn, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, thừa ủy quyền của Thủ tướng báo cáo Quốc hội trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, sáng 23/5.
Sáng 23/5, trong phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại kỳ họp này Quốc hội sẽ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư 5 dự án hạ tầng giao thông quan trọng, trong đó có đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; Đường Vành đai 3 TP.HCM...
Dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội sẽ được triển khai theo hình thức đầu tư đầu tư công kết hợp đầu tư PPP với sơ bộ tổng mức đầu tư là khoảng 85.813 tỷ đồng.
Gần 750 nghìn tỷ đồng tín dụng được "rót" thêm vào nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm và 11 ngày của tháng 5. Đến cuối tháng 3, dư nợ tín dụng bất động sản là trên 2,24 triệu tỷ đồng.