Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ông Lê Trần Trường An - Giám đốc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings).
Vừa qua, cụ Nguyễn Thị Trù (SN 1893, ngụ TP.HCM, nguyên quán Long An) đã qua đời ở tuổi 123. Cụ ra đi khi Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) đang trong quá trình xác lập kỷ lục thế giới cho cụ tại Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới. Trước đó, cụ đã nhận được bằng xác lập kỷ lục của Hiệp hội Kỷ lục Thế giới và Liên minh Kỷ lục Thế giới.
Để hiểu rõ hơn về lịch sử hoạt động và vai trò của các tổ chức kỷ lục này, PV đã có cuộc trao đổi với ông Lê Trần Trường An - Giám đốc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings).
Tổ chức kỷ lục thế giới nào uy tín nhất?
Theo ông An, hiện nay có 3 tổ chức kỷ lục thế giới với đường lối hoạt động riêng. Đầu tiên là Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới có trụ sở tại Anh, đã thành lập được gần 60 năm và chủ yếu xác lập các kỷ lục mang tính chất phi thường, kỳ lạ.
Tổ chức thứ hai là Hiệp hội Kỷ lục Thế giới, được các tài phiệt Trung Quốc thành lập tại Hong Kông. Hoàn cảnh ra đời là vào năm 2008, khi Trung Quốc đăng ký kỷ lục rước đuốc Olympic Bắc Kinh vòng quanh thế giới mà không được Tổ chức Kỷ lục Guinness công nhận, họ đã quyết định thành lập ra một tổ chức kỷ lục thế giới cho riêng mình. Tổ chức này dành để xác lập các kỷ lục cho người Trung Quốc ở khắp nơi trên thế giới, sau mới mở rộng hơn cho các quốc gia khác.
Tổ chức thứ ba là Liên minh Kỷ lục Thế giới đặt trụ sở tại Ấn Độ và mới đây vừa có thêm trụ sở tại Mỹ. Liên minh này do 11 tổ chức kỷ lục tại các quốc gia hợp lực thành lập từ cách đây 3 năm, trong đó có Việt Nam mà đại diện là Vietkings.
Hiện chỉ có Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới phát hành sách vào khoảng tháng 9 - 10 hằng năm, còn Liên minh Kỷ lục Thế giới dự định sẽ có cuốn sách đầu tiên trong năm nay. Trong khi Hiệp hội Kỷ lục Thế giới chỉ hoạt động thông qua một trang thông tin điện tử.
“Trong 3 tổ chức này thì Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới có uy tín nhất vì họ đã hoạt động gần 60 năm, gồm 16 đơn vị thành viên chuyên tổ chức các buổi biểu diễn. Còn hai tổ chức kia chưa đủ nguồn lực tài chính mà chủ yếu mang giá trị liên kết, cần thêm thời gian để họ phát triển”, ông An đánh giá.
Việt Nam có bao nhiêu kỷ lục thế giới?
Giám đốc Vietkings cho biết thêm, hiện nay trên toàn thế giới có 26 tổ chức kỷ lục quốc gia. Xét riêng ở Việt Nam, sau 13 năm Vietkings hoạt động, đơn vị này đã xác lập cho hơn 1.800 kỷ lục, trong đó có khoảng 700 kỷ lục gia, còn lại là các kỷ lục của doanh nghiệp.
Liên minh Kỷ lục Thế giới hiện có hơn 400 kỷ lục, trong đó Việt Nam có 6 kỷ lục, gồm: 3 kỷ lục liên quan tới các bộ sưu tập, 1 kỷ lục liên quan tới nhà sản xuất phim tài liệu nhiều nhất, 2 kỷ lục về chùa và mới đây nhất là kỷ lục “Cụ bà cao tuổi nhất thế giới” dành cho cụ Nguyễn Thị Trù.
Cụ Nguyễn Thị Trù đã xác lập kỷ lục ở 2 tổ chức kỷ lục thế giới.
Ngoài ra, Việt Nam có 4 kỷ lục được ghi nhận bởi Hiệp hội Kỷ lục Thế giới, trong đó một lần nữa xuất hiện kỷ lục của cụ Trù như tại Liên minh Kỷ lục Thế giới. Cuối cùng là tại Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới, Việt Nam cũng có 4 kỷ lục.
Về quy trình xác lập kỷ lục, các tổ chức có quy trình không mấy khác nhau. Đối với những kỷ lục mang tính chất cá nhân, từ thiện xã hội, phục vụ cộng đồng thì không phải đóng phí; nhưng các kỷ lục mang tính chất doanh nghiệp, quảng cáo, đánh dấu cho một thương hiệu nào đó thì phải đóng phí.
“Về chi phí thì rất vô chừng. Chẳng hạn tại Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới, họ đưa ra mức phí 2.000 - 3.000 USD/kỷ lục. Ngoài ra, cá nhân hay đơn vị muốn xác lập kỷ lục phải chi trả toàn bộ chi phí máy bay, sắp xếp đưa đón họ. Chưa kể khi chỉ hỏi thăm thông tin về việc muốn xác lập một kỷ lục nào đó ở Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới thì mình cũng phải tốn phí vài trăm USD, thậm chí họ còn phân biệt cả phí trả lời nhanh và chậm”, ông An tiết lộ.
Về việc nhiều người nghi vấn việc xác lập kỷ lục ngày nay trở nên quá dễ dàng bằng cách bỏ tiền ra mua, ông An giải thích: “Họ muốn xác lập kỷ lục thì phải có kỷ lục thật chứ không ai dám cấp một kỷ lục mà không hề tạo ra kỷ lục. Đó là sự khác biệt giữa giải thưởng kỷ lục với các giải thưởng khác. Kỷ lục phải là cái gì đó sờ được, đo được, đếm được”.
Theo luật chơi của kỷ lục, sau khi “kỷ lục đầu tiên” được xác lập thì các kỷ lục sau có cùng ý tưởng chỉ được xác lập dưới tên gọi “phá kỷ lục”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.