Thủ đoạn xả thải “đầu độc” môi trường của các trang trại chăn nuôi lợn tinh vi thế nào? (Phóng sự 2)

Nhóm PV Điều tra Thứ năm, ngày 07/11/2024 08:05 AM (GMT+7)
Theo quy định, quá trình xử lý nước thải chăn nuôi rất chặt chẽ buộc phải qua hệ thống khoảng 9 đến 13 bể và hồ. Đó là bể biogas, bể điều hòa nước thải, bể sinh học thiếu khí, hiếu khí; ...bể khử trùng. Nước thải đạt tiêu chuẩn mới được phép sử dụng để tưới tiêu hoặc thải ra môi trường.
Bình luận 0

Thế nhưng qua điều tra, phóng viên Dân Việt đã phát hiện, nhiều trại lợn ngày đêm trực tiếp xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. Thậm chí, có cơ sở chăn nuôi đã lợi dụng hệ thống ao hồ, dòng chảy tự nhiên để xả thải. Câu chuyện xảy ra tại một trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn tới vài chục nghìn con ở xã Phượng Tiến, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên một lần nữa cho thấy, thủ đoạn xả thải ngày càng tinh vi như thế nào.

Thủ đoạn xả thải “đầu độc” môi trường của các trang trại chăn nuôi lợn tinh vi thế nào? 

       Nước sông suối, ao hồ gần các trang trại nuôi lợn "bỗng" biến thành màu lạ, bốc mùi hôi thối. Người dân phản ánh, sống cạnh các trang trại nuôi lợn quy mô lớn luôn nơm nớp lo sợ không biết khi nào lại xả thải. Mỗi lần xả thải lại thêm một lần"đầu độc" môi trường. Hậu quả, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống và nhất là sức khỏe của hàng nghìn người.

Tiếp tục cùng phóng viên làm rõ hậu quả của việc xả thải tác động nghiêm trọng thế nào tới cuộc sống người dân trong phóng sự 3: "Cuộc sống người dân đang bị trại lợn xả thải gây ô nhiễm "bức tử" như thế nào?"


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem