Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trao đổi với Dân Việt, bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM (FFA) cho biết so với các lĩnh vực khác, các doanh nghiệp trong ngành lương thực thực phẩm có thể lạc quan hơn. Nhưng thực tế, sau dịch Covid-19, cộng đồng doanh nghiệp đang đối mặt với rất nhiều thách thức và cảm nhận chưa khi nào làm ăn khó khăn như lúc này.
Theo bà Chi, không chỉ có các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà ngay cả người bán buôn, bán sỉ và bán lẻ đa số đều có chung cảm nhận này.
“Với lãi suất cho vay trên 10% như hiện nay thì để tồn tại và duy trì hoạt động doanh nghiệp cũng đã rất áp lực, cố gắng cân đối để đảm bảo tốt công ăn việc làm cho người lao động chứ chưa nghĩ đến kinh doanh có lãi. Hàng loạt các chi phí đầu vào khác đang tăng đáng kể như điện, nước, nguyên nhiên liệu… càng gây áp lực cho chúng tôi”, bà Chi nhấn mạnh.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) Nguyễn Ngọc Hòa cho biết thêm do biến động trái phiếu và việc kiểm soát tín dụng chặt chẽ nên nền kinh tế thiếu tính thanh khoản.
Theo ông Hòa, việc tiếp cận vốn vay khó khăn, ngay cả khi tiếp cận được thì doanh nghiệp cũng không dám vay vì lãi suất tăng cao. Chính sách hỗ trợ lãi vay 2% ít khả thi, khó thực hiện, vì một số doanh nghiệp lo ngại về thủ tục giấy tờ và thanh kiểm tra.
Lãnh đạo HUBA cho biết doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực tại TP.HCM như dệt may, chế biến gỗ đang gặp nhiều khó khăn do thiếu đơn hàng. Trong khi đó, ở lĩnh vực bất động sản, theo đánh giá của HUBA, thị trường hiện rất khó khăn và đi vào suy thoái. Các doanh nghiệp đang thu hẹp quy mô, dừng đầu tư, ngưng thi công các dự án mới, thị trường gần thư đóng băng và có khả năng kéo dài.
Chủ tịch HUBA Nguyễn Ngọc Hòa kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có biện pháp hạ lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại, khống chế tỷ lệ “biên độ lãi ròng” (NIM) ở mức 3% là giải pháp cần thiết để các ngân hàng thương mại chia sẻ khó khăn với nền kinh tế hiện nay nhằm hạ lãi suất cho vay.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần sớm công bố thông báo hỗ trợ tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên đối với doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu.
Lãnh đạo HUBA kiến nghị Chính phủ có chính sách cho doanh nghiệp phát hành gia hạn, mua lại hay tất toán các khoản nợ với trái chủ. Các trái phiếu của tài sản đảm bảo và có kỳ hạn 1 năm trở xuống được gia hạn 12 tháng, trái phiếu có kỳ hạn 3 năm trở lên được gia hạn 18 tháng, để ổn định tình hình trên thị trường tài chính hiện nay.
Đồng thời, kiến nghị Chính phủ xem xét miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuế tiêu thụ đặc biệt để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, thực hiện miễn giảm thuế thu nhập cá nhân trong năm 2023.
Trong khi đó, bà Lý Kim Chi cho biết các doanh nghiệp phản ánh vẫn còn tình trạng một số nghị định, thông tư gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, dù đã được các hiệp hội và doanh nghiệp kiến nghị nhiều lần đến các bộ ngành nhưng vẫn chưa hoặc kéo dài thời gian sửa đổi. Một s dự thảo văn bản mới chuẩn bị ban hành thì không lấy ý kiến góp ý rộng rãi từ doanh nghiệp chịu tác động.
“Chúng tôi rất mong thành phố cùng các sở ngành phát huy hơn nữa hiệu quả các buổi tiếp xúc với doanh nghiệp theo từng ngành nghề để kịp thời rà soát những quy trình thủ tục bất cập gây phiền hà cho doanh nghiệp”, bà Chi kiến nghị và kỳ vọng thành phố là cầu nối, tác động để Trung ương sớm tháo gỡ các khó khăn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.