Doanh nghiệp nợ phí môi trường rừng

Thứ tư, ngày 10/03/2010 08:32 AM (GMT+7)
NTNN - Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết việc thực hiện quyết định của Thủ tướng về chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường rừng, do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 9-3.
Bình luận 0

img
Năm 2009, Công ty thuỷ điện Đa Nhim đã chi trả phí môi trường rừng trên 24 tỷ đồng.

Theo Quyết định này, các đối tượng phải chi trả phí dịch vụ MTR, có các nhà máy thủy điện, công ty cấp nước, các tổ chức cá nhân kinh doanh loại hình dịch vụ du lịch và sản phẩm du lịch trên địa bàn các khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ. Quyết định 380 đã được áp dụng thí điểm trên địa bàn 2 tỉnh Lâm Đồng, Sơn La.

Cũng theo Quyết định 380, mức chi trả phí MTR áp dụng đối với các cơ sở sản xuất điện trong thời gian thí điểm là 20 đồng/kWh điện thương phẩm.

Trong năm 2009, Công ty thủy điện Đa Nhim đã chi trả phí MTR trên 24 tỷ đồng.  Phó Tổng giám đốc Công ty Cấp nước Sài Gòn, ông Bùi Sĩ Hoàng cho hay: Trong năm 2009 công ty đã chi trả MTR gần 8 tỷ đồng, dự kiến năm 2010 cùng với việc tăng cường nguồn nước phục vụ khách hàng, số tiền chi trả MTR sẽ xấp xỉ 12 tỷ đồng.

Bà con mong muốn được nhận khoán rừng để hưởng chính sách chi trả MTR ổn định lâu dài. Kể từ khi có chính sách trả phí MTR thu nhập bình quân đầu người năm 2009 của xã Đa Nhim là 11,2 triệu đồng/người/năm (năm 2008 là 9,5 triệu đồng/người/năm), nhiều hộ gia đình có nguyện vọng được tăng diện tích bảo vệ rừng, mỗi hộ 50ha.

Ông Hoàng Sĩ Sơn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho hay, với việc thu phí MTR thu nhập của người tham gia bảo vệ, tái tạo và phát triển rừng được nâng lên so với trước, là nguồn thu quan trọng đối với các hộ nghèo, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, giúp cuộc sống của họ bớt khó khăn hơn.

Tuy nhiên, ông Hoàng Sĩ Sơn lại cho biết: “Trong năm 2009, tại tỉnh Lâm Đồng những đối tượng phải trả MTR đã đăng kí nộp tiền chi trả trên 310 tỷ đồng. Nhưng, đến nay tổng số tiền thu được mới dừng lại ở mức trên 40 tỷ đồng. Quỹ bảo vệ phát triển rừng của tỉnh đã chi trả cho 3.342 hộ gia đình tham gia bảo vệ, tái tạo rừng theo mức từ 270-290 nghìn đồng/ha/năm”.

Tại Sơn La tính đến thời điểm này đã thu được trên 60 tỷ đồng từ các đơn vị chi trả MTR, dự kiến chi trả cho 4.507 hộ gia đình theo mức từ 70- 140 nghìn đồng/ha/năm, tùy thuộc từng loại rừng (phòng hộ, sản xuất...).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem