Doanh số của dòng iPhone 13 đã bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt chip toàn cầu hiện đang là mối quan tâm lớn nhất đối với ngành công nghệ nói chung và ngành ô tô, các ngành khác phụ thuộc vào chip bán dẫn để sản xuất nói riêng.
Loạt iPhone 13 bao gồm bốn thiết bị iPhone 13 mini, iPhone 13, iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max gây sốt suốt thời gian qua. Những chiếc điện thoại này đã được tung ra thị trường vào tháng 9, nhưng nhiều mẫu đã hết hàng. Và các thiết bị mới được liệt kê là "hiện không có sẵn" để nhận tại một số cửa hàng bán lẻ của công ty Apple. Các đối tác nhà mạng của Apple cũng đang gặp phải tình trạng chậm trễ giao hàng tương tự. Giờ đây, một báo cáo trích dẫn cho thấy rằng, khó có khả năng Apple có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trước tháng 2/2022.
Cụ thể, theo trang DigiTimes, nguồn cung các mẫu iPhone 13 sẽ tiếp tục hạn chế trong quý IV/2021 đến quý I/2022. Nguyên nhân đến từ tình trạng thiếu chip tiếp tục trầm trọng diễn ra từ đầu năm cho đến nay. Các nhà cung ứng đang tăng cường sản xuất chip để đơn vị lắp ráp đẩy mạnh gia công iPhone 13, dự kiến cân bằng cung - cầu vào tháng 2/2022. Vì vậy, trước mắt lượng hàng iPhone 13 sẽ tiếp tục khan hiếm ít nhất đến tháng 2 năm sau. Theo trang 9to5mac, thiếu hụt chip là tình trạng chung từ khi đại dịch bùng phát đến nay, ảnh hưởng đến nhiều loại thiết bị như ôtô, TV, laptop hay smartphone.
Thựcra, iPhone là một trong những dòng smartphone bán chạy nhất thế giới. Do đó, việc đảm bảo nguồn cung để đáp ứng nhu cầu đã khó khăn kể cả trong trạng thái bình thường mới. Trong bối cảnh thiếu chip kéo dài như hiện nay, nguồn cung sẽ càng hạn chế khi những thiết bị mới cũng lần lượt được cạnh tranh để ra mắt.
Tin đồn về tình trạng khan hiếm iPhone 13 đã xảy ra ồ ạt sau cuộc họp báo thu nhập mới nhất của Apple, trong đó CEO Tim Cook tuyên bố rằng, nguồn cung các sản phẩm của Apple sẽ gặp khó khăn để đáp ứng nhu cầu do các vấn đề liên tục của chuỗi cung ứng. Cook nói rõ rằng chuỗi cung ứng bị hạn chế theo hai cách lớn là do tình trạng thiếu chip toàn cầu và các vấn đề sản xuất ở Đông Nam Á.
Thực tế mà nói thì so với những công ty khác, lợi thế của Apple nằm ở khả năng tự thiết kế một số loại chip, có thể đàm phán với các nguồn cung nhằm ưu tiên sản lượng. Tuy nhiên, tình trạng chung còn ảnh hưởng đến các loại chip tiêu chuẩn như chip nguồn và màn hình. Nikkei đưa tin Táo khuyết phải cắt sản lượng iPad để dành chip cho iPhone 13.
Apple đặt mục tiêu cắt giảm sản xuất iPhone do thiếu chip
Trước đây, Apple đã dự kiến sản xuất 90 triệu iPhone 13 mới trong ba tháng cuối năm, nhưng đến ngày 13 tháng 10 năm 2021, Apple nói rằng tổng lượng sản xuất sẽ thấp hơn dự kiến vì Broadcom Inc. và Texas Instruments Inc. đang gặp khó khăn trong việc cung cấp đủ linh kiện trong bối cảnh chịu tác động từ tình hình chung.
Ngay sau khi thông tin này được đưa ra, giá cổ phiếu của Apple đã giảm 1,2% trong phiên giao dịch cùng ngày, phản ánh sự sụt giảm trên diện rộng trên thị trường chứng khoán Mỹ và đặc biệt là ở châu Á vì lo ngại rằng, tác động kéo dài của Covid-19 và các vấn đề chuỗi cung ứng sẽ gây ra lạm phát tràn lan và cản trở tăng trưởng.
Điều này cho thấy, Apple cũng phải vật lộn với bối cảnh thiếu chip tàn phá các công ty trên toàn thế giới. Sự thiếu hụt chip cũng đã đè nặng lên khả năng giao các mẫu mới của Apple cho khách hàng. Tai ương của Apple cho thấy rằng, ngay cả ông vua của thế giới công nghệ cũng không tránh khỏi tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu ngày càng trầm trọng hơn do đại dịch. Ngoài việc phải đối mặt với tình trạng khan hiếm iPhone, công ty cũng đang phải vật lộn để tạo ra đủ Apple Watch Series 7 và các sản phẩm khác đến tay người tiêu dùng.
Được biết, Apple mua các bộ phận màn hình từ Texas Instruments, trong khi Broadcom là nhà cung cấp các bộ phận không dây lâu năm của hãng. Dòng con chip chuyên dụng dành cho các bộ phận này hiện thiếu hụt đang ảnh hưởng đến việc sản xuất những chiếc iPhone mới. Ngoài ra, Apple cũng phải đối mặt với trạng thái thiếu linh kiện từ các nhà cung cấp khác.
Khoản lỗ của Apple có thể sẽ tăng lên
Apple đã lỗ khoảng 6 tỷ USD do thiếu chip trong quý trước và khoản lỗ dự kiến sẽ lớn hơn trong quý cuối này do hầu hết các quốc gia đang dần trải qua mùa lễ hội, đây là thời gian cao điểm để mọi người mua sắm mới. Giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook đã nói rằng lý do chính cho sự thiếu hụt liên quan đến chuỗi cung ứng sẽ là sự thiếu hụt chip trong quý 4 này đang dần diễn ra.
Để đáp ứng nhu cầu của iPhone, Apple cũng giảm sản xuất iPad và đưa chip vào sản xuất iPhone. Ngay cả khi bị thiệt hại lớn như vậy, Apple vẫn là một trong những công ty ít bị ảnh hưởng nhất, vì so với những công ty khác, lợi thế của Apple nằm ở khả năng tự thiết kế một số loại chip, có thể đàm phán với các nguồn cung nhằm ưu tiên sản lượng. Tuy nhiên, tình trạng chung lại ảnh hưởng đến các loại chip tiêu chuẩn như chip nguồn và màn hình.
Sự thiếu hụt chất bán dẫn đã tiếp diễn kể từ đầu năm do đại dịch và nhu cầu ngày càng tăng trong lĩnh vực ô tô, và sự thiếu hụt sẽ không kết thúc trước năm 2023, theo Giám đốc điều hành Intel Pat Gelsinger chia sẻ.
Cùng với các công ty công nghệ, các nhà sản xuất ô tô cũng là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng thiếu hụt - đặc biệt là chất bán dẫn. Nhiều nhà máy ở Mỹ đã phải tạm dừng sản xuất trong năm nay do thiếu các bộ phận.
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu năng lượng và giá điện tăng cao đã dẫn đến việc các nhà máy ở các trung tâm sản xuất lớn của châu Á như Trung Quốc và Hàn Quốc phải đóng cửa trong những tuần gần đây, cộng thêm sự chậm trễ nghiêm trọng trong toàn bộ hệ thống hậu cần toàn cầu.
Vào theo Pat Gelsinger, đây cũng là dấu hiệu mới nhất cho thấy những tắc nghẽn nghiêm trọng ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại toàn cầu khi sự phục hồi kinh tế hỗn loạn từ sâu bên trong đại dịch Covid-19 gây ra sự thiếu hụt năng lượng, linh kiện, thành phẩm, lao động hay cả giao thông vận tải.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.