Độc đáo phiên chợ “choảng nhau” càng to càng may ở Thanh Hóa

Bùi Oanh Thứ năm, ngày 02/02/2017 16:24 PM (GMT+7)
Cứ mùng 6 Tết hàng năm là hàng nghìn người đổ về bãi đất trống ven sông Hoàng (xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) để tham dự phiên chợ Chuộng, “choảng nhau” bằng cà chua, táo, trứng thối… cầu may mắn.
Bình luận 0

Tích xưa kể lại, chợ Chuộng có từ hàng trăm năm trước, thời bấy giờ (vào ngày mùng 6 Tết Âm lịch) có một vị tướng khi dẫn quân qua làng Giang, xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn thì bị quân giặc truy đuổi. Trong lúc nguy nan, vị tướng liền nghĩ ra mưu kế cho binh sĩ đóng giả dân thường tổ chức họp chợ bên bãi sông để đánh lừa quân giặc. Khi quân địch đuổi đến nơi, nghĩ đây chỉ là một phiên chợ quê bình thường nên không phòng bị. Thừa lúc này, quân lính bất ngờ tấn công khiến địch không kịp trở tay.

img

Hàng nghìn du khách thập phương đổ về chợ Chuộng tại xã Đông Hoàng, Đông Sơn (Thanh Hóa) để tham dự chợ “choảng” nhau cầu may.

Để tưởng nhớ đến vị tướng tài, cứ vào mùng 6 Tết hàng năm, người dân khắp nơi lại đổ về chợ Chuộng để họp phiên chợ “choảng nhau”. Người dân trong vùng quan niệm, năm nào chợ đánh nhau càng to thì năm ấy càng may mắn, người dân trong vùng làm ăn càng phát đạt, cây màu càng tươi tốt.

img

Cà chua là mặt hàng đặc trưng của phiên chợ đặc biệt này nhằm phục vụ “thượng khách” “choảng” nhau.

Chợ Chuộng họp duy nhất ngày mùng 6 Âm lịch, mỗi năm diễn ra một lần. Khi trời còn nhá nhem, hàng nghìn người dân khắp nơi đã  đổ về khu đất trống ven sông Hoàng để kịp tham dự phiên chợ Chuộng có một không hai này.

Chợ Chuộng chỉ rộng hơn nghìn mét vuông chủ yếu bán cà chua, táo, trứng… để phục vụ cho các thượng khách “choảng nhau” cầu may. Ngoài ra, người dân địa phương còn bày bán các mặt hàng nông sản và các món ăn dân gian như banh đa, bánh cuốn, bánh khoái…

img

Ngoài cà chua thì bánh đa gấc cũng là mặt hàng không thể thiếu trong chợ. Người mua quan niệm màu đỏ của gấc sẽ đem lại may mắn.

Vợ chồng anh nguyễn Văn Thìn (xã Đông Văn, Đông Sơn) có mặt ở chợ Chuộng từ lúc 4 giờ sáng để dọn hàng bán bánh đa gấc, anh Thìn cho biết: “Hơn 10 năm nay, mỗi năm một lần, cứ mùng 6 Tết là vợ chồng tôi mở hàng ở chợ Chuộng để bán bánh đa gấc. Mỗi phiên chợ tôi bán được cả 500 chiếc bánh đa, ngoài việc đem lại thu nhập khá thì bán hàng ngày này ở chợ cũng mang lại ý nghĩa cầu cả năm may mắn, an lành cho gia đình”.

img

Nhiều người dân bên kia sông Hoàng cũng thuê thuyền chở sang để dự phiên chợ.

img

Mỗi thanh niên đều trang bị cho mình cà chua làm vũ khí “choảng” nhau.

Các cụ cao niên ở xã Đông Hoàng cho biết: “Người xưa quan niệm, đi chợ Chuộng mà không bị “choảng” cà chua là cả năm xui xẻo, người nào bị “choảng” càng nhiều cà chua, trứng thối, táo thì năm ấy càng may mắn”.

img

Trò chơi dân gian tôm cua bị biến tướng để sát phạt nhau ăn tiền.

Nét độc đáo của phiên chợ càng ngày càng thu hút nhiều du khách thập phương đổ về đây. Tuy nhiên, vài năm gần đây do lượng khách về tham gia đông nên nhiều người lợi dụng phiên chợ tổ chức các trò chơi biến tướng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem