Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Cho phép giáo viên sáng tạo tối đa
Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Cho phép giáo viên sáng tạo tối đa
Việt Phương
Thứ sáu, ngày 26/06/2020 06:00 AM (GMT+7)
Ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, (Bộ GDĐT) nhận định, học sinh lớp 1 năm học 2020 - 2021 là thế hệ công dân đầu tiên được học chương trình phổ thông mới với sự tâm huyết của rất nhiều thế hệ đi trước.
Ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, (Bộ GDĐT) nhận định, học sinh lớp 1 năm học 2020 - 2021 là thế hệ công dân đầu tiên được học chương trình phổ thông mới với sự tâm huyết của rất nhiều thế hệ đi trước.
"Ở chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, mặc dù các thầy cô và các cấp quản lý đã đổi mới phương pháp giáo dục rất nhiều để giúp học sinh học tập, nhưng vẫn bị gò bó bởi các quy định mang tính chất kiến thức, kỹ năng. Chương trình mới cho phép sự sáng tạo tối đa của giáo viên, cụ thể hóa tới từng tính chất riêng biệt nhất của học sinh.
Chương trình đổi mới ban hành chương trình là pháp lệnh chung, quy định các yêu cầu cần đạt tới một mức nhất định. Ví dụ: Trong môn tiếng Việt, hết lớp 1 thì học sinh phải diễn đạt và hiểu được bao nhiêu từ. Tùy vào điều kiện thực tế mà nhà trường có cách để tiếp cận chương trình mới, sách giáo khoa ở đây chỉ là phương tiện" - ông Thái Văn Tài nói.
Chia sẻ với lo lắng về việc chuyển trường đột ngột có khiến cho học sinh, phụ huynh phải "chạy" theo chương trình ở trường mới. Ông Tài cho biết Bộ GDĐT đang soạn dự thảo điều lệ trường học để tính toán tới trường hợp học sinh phải chuyển trường giữa chừng vì lý do bất khả kháng. Để làm sao trường chuyển đi cung cấp được cho trường chuyển đến học sinh đang học sách gì, năng lực của ở mức nào. Từ đó trường mới sẽ trang bị cho học sinh đủ điều kiện và xếp lớp cho phù hợp. Chương trình mới sẽ cá biệt hóa, cụ thể hóa tới kế hoạch học tập của từng cá nhân.
"Trong thời gian vừa qua các cán bộ cấp sở, trường có sự chuyển biến rất mạnh từ quản lý sang quản trị. Quản lý là sử dụng mệnh lệnh hành chính để điều hành công việc, còn quản trị là tạo ra một môi trường để thúc đẩy sự sáng tạo trong tập thể. Trong môi trường này, chính những người tham gia trực tiếp là giáo viên, học sinh sẽ cảm thấy được tôn trọng, tự tin để tham gia các hoạt động, từ đó có nguyện vọng, mong muốn được cống hiến" - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học cho hay.
Bà Lê Thị Lương - Trưởng phòng GDĐT huyện Khoái Châu, Hưng Yên cho rằng, công tác truyền thông là vô cùng quan trọng. Đầu tiên các các bộ giáo dục, giáo viên phải hiểu rõ về chương trình, sách giáo khoa mới. "Chính các thầy cô là người hàng ngày giao tiếp với phụ huynh thì phải là người tuyên truyền tốt.
Không thể tránh khỏi những khó khăn, không thuận lợi bước đầu triển khai chương trình mới. Tuy nhiên, để làm cho các thầy cô vào cuộc, hào hứng thì họ phải hiểu được bản chất chương trình này. Giáo viên ban đầu có thể tự nguyện đăng ký, chúng tôi sẽ tìm hiểu những người chưa tự nguyện xem họ gặp khó khăn gì, có ngại thay đổi hay không và từ đó song hành cùng vượt qua những khó khăn đó.
Hiệu trưởng Trường TH Bắc Cường, TP.Lào Cai - bà Nguyễn Thị Lan Anh, chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền để phụ huynh hiểu rõ và song hành với nhà trường trong quá trình đổi mới giáo dục. "Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là vấn đề được xã hội và đặc biệt là các phụ huynh quan tâm. Ngoài việc mỗi thầy cô giáo là một người tuyên truyền tới các vị phụ huynh, Lào Cai còn tổ chức tuyên truyền thông qua các phiên họp tuyên vận tới địa phương để tạo được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh. Trường mời cha mẹ học sinh tham gia học, trải nghiệm các hoạt động học tập cùng con, từ đó phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn được về năng lực của con em cũng như cách thức hoạt động của nhà trường" - bà Lan Anh cho hay.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.