Đối phó với “thẻ vàng” thủy sản từ EU, chỉ có cách nuôi trên biển

Kim Oanh Thứ sáu, ngày 15/12/2017 19:51 PM (GMT+7)
Trước thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu (EU) đối với thủy sản của Việt Nam, theo các chuyên gia thủy sản, con đường duy nhất để khắc phục và phát triển ngành thủy sản là mở rộng nuôi các loại hải sản trên biển.
Bình luận 0

img

Nếu bị Liên minh châu Âu (EU) rút thẻ vàng, 100% lô hàng hải sản sẽ bị giữ 3-4 tuần để kiểm tra gây thiệt hại lớn về chi phí 

Ngày 15.12, tại Đà Nẵng, Bộ NNPTNT đã tổ chức Hội nghị Sơ kết thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản, đề án tái cơ cấu ngành thủy sản; triển khai chương trình mục tiêu Phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016-2020; giới thiệu và triển khai Luật Thủy sản năm 2017; triển khai các giải pháp cấp bách khắc phục thẻ vàng của Ủy ban châu Âu về khai thác bất hợp pháp do tổ chức

Ông Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam cho rằng: “Bây giờ nếu ngành thủy sản muốn phát triển, hướng ra biển là con đường rộng mở duy nhất. Có 2 sự kiện tháng 11 vừa rồi, khiến chúng ta có suy nghĩ khác đi về phát triển nuôi biển công nghiệp. Cơn bão số 12 vừa rồi khiến 12.000 lồng nuôi tôm của dân tan tành. Trong khi đó lồng nuôi xuất xứ từ Na Uy ngay bên cạnh lại không sao. Như vậy không nên để dân đầu tư theo kiểu cũ mà cần giúp dân đầu tư theo hướng không sợ gì những cơn bão như cơn bão 12 vừa rồi.  Và thẻ vàng của EU cũng chỉ có tác động đến các hải sản đánh bắt. Hải sản nuôi có xuất xứ nguồn gốc không bị ảnh hưởng gì”.

Đồng tình với ý kiến trên, ông Đào Công Thiên - Phó chủ tịch UBND Khánh Hòa cũng cho rằng để đảm bảo nguồn nguyên liệu thủy sản, con đường duy nhất là phải tiến hành nuôi biển.

img

Đối với việc triển khai Luật thủy sản, tái cơ cấu khai thác, ông Thiên kiến nghị, “Chỉ cần chúng ta dứt khoát không tiêu dùng, không ăn hải sản không có nguồn gốc. Và 28 tỉnh, thành dứt khoát kiên quyết không mua, tỉnh nào mua phạt nơi đó, có thể kiểm soát từ khai thác ven bờ sang khai thác khơi. Trong vấn đề khai thác nếu vượt qua giới hạn cho phép, không khai báo, vào bờ không có nguồn gốc là tịch thu, hủy. Nếu không đăng ký hành trình, không cho vào cảng. Riêng công an mở chuyên án đối với những người tổ chức đưa tàu ra khai thác nước ngoài trái phép, không những thuyền trưởng, máy trưởng, thủy thủ và cả đồng phạm là ông chủ tàu nếu bắt được khởi tố…”.

Đại biểu tỉnh Kiên Giang cũng ý kiến rằng, quy định về quản lý khai thác, cần phải quy định đối với tàu khai thác bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát, bởi nếu không giám sát được sao xử lý, trong khi hiện nay mới vận động, chưa phải là tốt.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem