động vật hoang dã
-
Con càng đước còn gọi là con cần đước, hay còn gọi là rùa răng, là loài động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ, từng sống rất nhiều ở vùng Cần Đước (tỉnh Long An). Đó cũng là lý do hình thành nên truyền thuyết về địa danh xứ Cần Đước. Thế nhưng, hiện nay tìm thấy con càng đước ở xứ Cần Đước là chuyện hiếm!
-
Anh Lê Anh Tú (tổ 16, phường Nam Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) đã mạnh dạn nuôi con nai, một loài động vật hoang dã để phát triển kinh tế. Mỗi năm con vật "đại bổ" này đem lại nguồn thu nhập cho gia đình anh Tú gần 3 tỷ đồng từ việc bán nhung, bán nai giống, và bán thịt thương phẩm.
-
Trong thời gian ngắn, nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm “đi lạc” đã được người dân ở Thừa Thiên Huế bắt và đem giao nộp cho kiểm lâm để thả về môi trường tự nhiên, trong số này có 4 con trăn gấm là động vật rừng có tên trong sách Đỏ Việt Nam.
-
Gà rừng giống sau khi ấp nở sẽ được nuôi khoảng 2,5 tháng, anh Sỹ (xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) xuất bán với giá 500.000 đồng/đôi. Gà rừng nuôi từ 12 - 14 tháng đạt trọng lượng 1-1,5 kg/con, giá bán dao động từ 300 - 500 nghìn đồng/kg. Những con gà rừng trống đẹp có giá bán từ 700 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/kg.
-
Lực lượng chức năng ở Thừa Thiên Huế phát hiện gần 1.000 con chim hoang dã (là loài chim chào mào) được cất giấu tại khu vực nhà vệ sinh công cộng ở Bến xe phía Nam TP Huế.
-
Thời gian qua, nhiều hộ gia đình nông dân ở tỉnh Gia Lai đã phát triển nghề gây nuôi động vật hoang dã theo hướng thương mại. Nghề này không chỉ giúp nhiều hộ tăng thu nhập mà còn hạn chế tình trạng buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật.
-
Ngày 28/11, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Vườn Quốc gia Phước Bình tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá khả năng phát triển của đàn bò tót lai và đề xuất phương án quản lý, chăm sóc và phát triển trong thời gian tới. Dự hội thảo lần này có hơn 40 chuyên gia, nhà nghiên cứu và cán bộ quản lý.
-
Với bản tính thích tìm tòi những mô hình chăn nuôi mới, qua tìm hiểu, năm 2021, chị Nguyễn Thị Châu, ở thôn 4, xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) đã mạnh dạn nuôi chim trĩ, chim quý hiếm với 600 con giống. Đến nay, gia đình chị đã có đàn chim trĩ đỏ 2.000 con, thu nhập hàng trăn triệu đồng mỗi năm..
-
Còng gió là một loài động vật hoang dã thuộc lớp động vật giáp xác. Kích thước con còng gió to hơn con ba khía. Còng gió chạy nhanh như gió, nên dân vùng Gò Công (tỉnh Tiền Giang) đặt tên là còng gió. Còng gió "có tài giả chết", sau khi bị bắt rất mau chết, nên khó vận chuyển đi xa được như con ba khía.
-
Nuôi rắn hổ mang cho thu nhập cao, con động vật này ít dịch bệnh và đặc biệt không cần diện tích lớn là ưu điểm của mô hình nuôi rắn hổ mang bành thương phẩm của anh Đinh Văn Linh, tổ dân phố Ngòi Nẻ, thị trấn Na Hang, huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang). Anh Linh bán rắn hổ mang giá 600.000-700.000 đồng/kg.