Ở thời phong kiến xưa rất ít người có thể nhìn thấy dung mạo thật của hoàng đế, thậm chí đồ mà vua sử dụng đều là bản giới hạn, nếu như có đồ giả thì người là ra thứ đó phải có tay nghề cực kì cao. Thân phận của hoàng đế là vô cùng cao quý, nếu như có người giả mạo thì kết cục được định sẵn chắc chắn là tội chết. Tuy nhiên, trong lịch sử các triều đại phong kiến từng ghi nhận việc to gan giả mạo hoàng thượng, lừa gạt quan quân xảy ra vào sau cuộc cải cách Mậu Tuất năm 1898.
Sự việc này xảy ra sau chiến tranh Giáp Ngọ, lúc này Từ Hi thái hậu và hoàng đế Quang Tự vẫn đang trong giai đoạn âm thầm đấu đá lẫn nhau. Khi ấy, tiếng gọi yêu cầu một sự đổi mới trong nước ngày càng dâng trào, nhìn thấy cơ hội này, vua Quang Tự cho rằng có thể tiến hành tổng cải cách đất nước từ trên xuống dưới.
Tuy nhiên kế hoạch này bị gián điệp của Viên Thế Khải phá hủy hoàn toàn, cuối cùng cuộc cải cách chỉ được kéo dài trong 103 ngày. Sau đó thái hậu Từ Hi ra lệnh bãi bỏ, đồng thời nghiêm trị những người chủ trì. Quang Tự bị Từ Hi giam cầm trong Doanh Đài. Chuyện này đã thu hút sự quan tâm của người dân bởi hoàng thượng bị bắt giam là một chuyện vô cùng lớn. Do vậy người dân vô cùng hiếu kì về hoàng đế Quang Tự.
Cùng thời điểm đó tại thành phố Vũ Xương, Vũ Hán cách kinh thành gần nghìn dặm có hai người một chủ một tớ, bọn họ nói giọng Bắc Kinh, thiếu gia tuổi chạc độ 20 tuổi, nô tài nhìn có vẻ tuổi tác tầm 50, giọng nói rất giống nữ nhân. Vị thiếu gia rất ít khi lộ mặt nhưng cách ăn mặc rất lịch sự, thường vung tay tiêu rất nhiều tiền. Tên nô tài mỗi khi phục vụ sẽ quỳ xuống hành lễ và gọi "thánh thượng", rất giống tác phong trong hoàng cung.
Hành động kỳ quái này đã thu hút người xung quanh, có người lén theo dõi thì thấy chăn mà vị thiếu gia đó dùng được thêu rồng vàng, bát có họa tiết rồng năm ngón. Thỉnh thoảng người đó còn lấy ra một miếng ngọc tỷ, bên trên có khắc 4 chữ " bảo vật ngự tỷ". Vài viên quan đã từng ngự triều cũng đến xem, họ thấy người này khí chất rất giống vua Quang Tự, vì thế trước khi vào gặp mặt còn quỳ gối hành lễ "cung nghênh thánh thượng".
Sau này có người lấy bức tranh vẽ Quang Tự tiến hành ra so sánh nhưng chưa kịp xem đã bị mọi người gạt đi với lý do những vật phẩm người này dùng đều là đồ trong cung. Còn có người vì nghi ngờ thân phận của bọn họ mà mời tên nô tài tắm chung, sau đó họ phát hiện tên đó quả thật là một tên thái giám.
Tin đồn vua Quang Tự đến Vũ Xương ngày một lan rộng. Rất nhiều người lần lượt kéo tới, họ cho rằng đầy là cơ hội hiếm có để gặp hoàng thượng bèn đem rất nhiều lễ vật tới, hai người này không hề né tránh, không từ chối bất cứ thứ gì được tặng.
Sau đó, sự việc càng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Lời đồn đã lan rộng thành vua Quang Tự trốn chạy từ Doanh Đài đến Hồ Bắc để nhận sự bảo vệ của Trương Chi Động (một viên quan nhà Thanh, một trong những người ngầm ủng hộ phái cải cách) lan truyền khắp cả nước.
Sự thật được phơi bày
Trương Chi Động quả thật là tổng đốc của Hồ Quảng. Sau khi nghe được thông tin này, ông cho rằng chuyện này không thể nào xảy ra, ông liền lệnh cho người đi kiểm tra và xác nhận rằng hoàng thượng vẫn đang ở Doanh Đài. Đồng thời, Trương Chi Động cũng nhận được chỉ thị đi bắt tên mạo danh hoàng đế.
Để vạch trần chiêu lừa gạt này, Trương Chi Động mở phiên tòa thẩm tra. Lúc đầu tên mạo danh vua Quang Tự kiên quyết đòi gặp riêng ông để nói chuyện, nhưng Trương Chi Động không để tâm mà trực tiếp nói bọn họ trộm đồ cấm trong cung và hạ lệnh xử trảm.
Cuối cùng, sự thực đã bị phơi bày. Hóa ra hoàng thượng giả là một tên diễn viên, thường xuyên được ra vào cung, vì hắn có vẻ ngoài khá giống Quang Tự nên được các diễn viên khác gọi là hoàng thượng giả. Còn về phía tên nô tài, hắn ta quả thực là thái giám quản lý quốc khố. Những đồ dùng để lừa gạt mọi người được hắn trộm ra từ trong cung.
Màn kịch hoàng thượng giả là do tên thái giám kia dựng lên. Nhân cơ hội vua Quang Tự bị nhốt trong Doanh Đài không thể liên hệ với bên ngoài, hắn tìm một tên diễn viên đóng giả hoàng thượng lừa người dân để thu lợi. Kết cục của bọn họ chúng ta ắt hẳn đều đoán ra, mạo danh hoàng đế đương nhiên sẽ bị xử trảm.
Còn về phía vua Quang Tự, sau chính biến Mậu Tuất 1898 ông bị giam ở Doanh Đài trong một căn phòng bẩn thỉu, hôi hám, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, chịu nhục nhã cho đến chết (1908). Theo "Sử Trung Quốc", tác giả từng đề cập rằng Phổ Nghi cho biết cái chết của vua Quang Tự là một nghi án. Có lời đồn cho rằng Từ Hi giết chết Quang Tự vì bà không cam tâm chết trước vua. Do đó, hoàng đế Quang Tự qua đời ngày 14/11/1908 ( một ngày trước khi Từ Hi thái hậu mất).
Vui lòng nhập nội dung bình luận.