Dự báo sâu bệnh trên lúa và cây trồng tuần từ 4-10.8

Thứ hai, ngày 04/08/2014 10:56 AM (GMT+7)
Tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đốm nâu nghẹt rễ... rải rác hại nhẹ lúa mùa - vụ 3 giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
Bình luận 0
1. Các tỉnh phía Bắc

a) Trên lúa

- Sâu cuốn lá nhỏ: Tại các tỉnh phía Bắc vùng Bắc Trung bộ và miền núi phía Bắc, trưởng thành vũ hóa rộ từ 3 - 12.8, sâu non tuổi 1, 2 ra rộ trên diện rộng với mật độ cao từ 8 - 16.8; các tỉnh đồng bằng sông Hồng, sâu phát sinh rộ muộn hơn khoảng 1 tuần.

img

Lúa mùa - vụ 3 giai đoạn mạ - đẻ nhánh bị sâu bọ gây hại 

Sâu phát sinh cao hơn nhiều so với những năm gần đây, nguy cơ gây hại cao. Cần theo dõi và phòng trừ trên những diện tích có mật độ cao, nhất là lúa giai đoạn đòng - trỗ.

- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục phát sinh, tích lũy mật độ trên lúa HT, lúa Mùa một vụ các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn đòng - trỗ. Cần theo dõi chặt và phòng trừ sớm ở những nơi có mật độ cao.

- Chuột: Tiếp tục phát sinh, gây hại tăng trên lúa giai đoạn làm đòng. Thực hiện vệ sinh đồng ruộng, tổ chức đồng loạt ra quân diệt chuột.

- Ngoài ra, theo dõi và phòng trừ nhện gié, bệnh lem lép hạt trên lúa đòng già - trỗ bông; bệnh khô vằn trên lúa đứng cái - đòng.

b) Trên mía

- Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại trên ruộng mía bị nhiễm bệnh, hại nặng những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để.

Cần hướng dẫn bà con nông dân thực hiện tốt các biện pháp: Vệ sinh đồng ruộng, tiêu huỷ cây bị bệnh tại những vườn mía bị bệnh, tăng cường chăm sóc, phòng trừ các loại dịch hại đúng quy trình kỹ thuật.

2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

a) Trên lúa

- Lúa HT đòng trỗ - chắc xanh: Sâu đục thân 2 chấm, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt... phát sinh gây hại nhẹ.

- Lúa mùa - vụ 3 giai đoạn mạ - đẻ nhánh: Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đốm nâu nghẹt rễ... rải rác hại nhẹ.

- Chuột: Hại cục bộ trên các trà lúa, tập trung vùng ven làng, đồi gò.

b) Trên cây trồng khác

- Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp... tiếp tục hại trên cà phê ở Tây Nguyên.

- Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá, thối rễ, rệp sáp gốc, bệnh thán thư... hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên giai đoạn chắc quả - thu hoạch.

3. Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi 2 - 3, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, lúa giai đoạn đòng trỗ có thể nhiễm nặng cục bộ. Thăm đồng thường xuyên, kiểm tra kỹ ruộng lúa, xử lý khi đợt rầy cám mới nở rộ với mật độ cao.

Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá xuất hiện rải rác trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng. Khi phát hiện bệnh bà con nông dân cần nhổ huỷ cây lúa bị bệnh.

- Lúa HT đang thu hoạch rộ bệnh đạo ôn sẽ giảm, nhưng lúa TĐ - mùa giai đoạn từ đẻ nhánh đến đòng - trổ nhiễm trung bình. Khi bệnh xuất hiện ngừng bón đạm, phun phân qua lá hoặc chất kích thích sinh trưởng và phòng trị bệnh kịp thời.

- Bệnh bạc lá tiếp tục phát sinh phát triển trên lúa ở giai đọan cuối đẻ nhánh đến trổ. Lưu ý các biện pháp canh tác như không bón thừa phân đạm, bón các loại phân có chứa silic và canxi để ngăn ngừa bệnh.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý bệnh đốm vằn, bệnh lem lép hạt, chuột trên lúa ở giai đoạn đòng trỗ - chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.
(Theo Nông nghiệp Việt Nam)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem