Thời gian gần đây, số lượng du khách quanh Hồ Gươm ngày càng đông hơn, một phần vì cảnh sắc Hồ Gươm, một phần vì lo lắng cho sức khỏe của rùa, và quan trọng nhất là mong muốn một lần được tận mắt chứng kiến linh vật của thủ đô nổi giữa lòng Hồ Gươm.
|
Rùa Hồ Gươm nổi sáng 21.3. Ảnh: Lãng Phong |
Vì vậy, mỗi ngày có hàng ngàn lượt du khách kéo về bờ hồ chờ đợi...
“Rùa đang nổi này, vào gần bờ rồi đấy!”, mỗi khi nghe tiếng gọi rùa nổi, già, trẻ, gái trai... có mặt ở Hồ Gươm đều hăm hở, nhốn nháo tìm mọi cách lại gần bờ Hồ nhất, chọn cho mình vị trí tốt nhất để ngắm rõ nhất rùa Hồ Gươm. Và cũng chính vì những cảnh chen lấn, xô đẩy đó mà những thảm cỏ, dải hoa ven bờ hồ bị ngày ngày bị giẫm nát.
|
Chạy theo rùa nổi, du khách "cày " nát vườn cỏ ven hồ |
Theo quan sát của phóng viên, tất cả các thảm cỏ sát mép Hồ Gươm đều bị giẫm nát, cá biệt có chỗ cỏ chết tới 90%. Những chỗ bị người giẫm nhiều, đất đã chai lại, cỏ thì chết khô.
"Đuổi nó đi cho mọi người đỡ giẫm lên cỏ. Hôm nào nó cũng nổi, có gì đâu mà xem". – một nam nhân viên môi trường Hồ Gươm giải thích cho việc lấy đá ném rùa sáng hôm qua, 21.3.
Trước tình trạng này, những nhân viên chăm sóc cỏ ở Hồ Gươm bỗng dưng trở thành… nhân viên bảo vệ cho cỏ.
“Ngày thường canh đã khó, những ngày rùa nổi thì công việc lại càng khó thêm bội phần. Đặc biệt, lúc rùa vào sát bờ, hàng trăm người kéo dồn vào một chỗ, chẳng có gì có thể ngăn cản họ cả. Xéo qua xéo lại, nhiều mảng cỏ xanh giờ thành bãi đất cứng trơ trơ", cô Nguyễn Thị Hằng Hoa, nhân viên Công viên Cây xanh làm việc tại Hồ Gươm, bức xúc.
|
Cô Hoa nhắc nhở một du khách giẫm lên cỏ. |
|
Rùa Hồ Gươm bị ném đá sáng ngày 21.3 |
Lãng Phong – Trần Nguyên
Vui lòng nhập nội dung bình luận.